Reuters dẫn lời chính quyền Đ cho hay, hoạt động mua sắm vũ khí của quân đội Đài Loan "đang thúc đẩy nền kinh tế địa phương và tạo công ăn việc làm cho các bang Alabama, Arizona, Florida, Utah, Ohio và Pennsylvania của Mỹ". ài Loan
Các công ty như Raytheon, Lockheed Martin, Boeing, Sikorsky và BAE Systems cũng đang được hưởng lợi từ chương trình mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa, trực thăng tấn công, chiến đấu cơ và xe đổ bộ tấn công từ Đài Loan. Ngoài ra, chương trình tự sản xuất vũ khí nội địa của Đài Loan sẽ không ảnh hưởng tới các kế hoạch mua vũ khí do Mỹ sản xuất.
Hiện tại, hoạt động trao đổi quân sự giữa Mỹ và Đài Loan vẫn chỉ giữ ở mức thấp trước mối lo ngại về sự phản đối của Trung Quốc. Bởi lâu nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung Quốc. Còn hiện tại, Mỹ đang là đồng minh chính trị lớn nhất của Đài Loan. Mỹ cũng cam kết hỗ trợ quốc phòng cho Đài Loan.
Bản báo cáo bằng tiếng Anh dài 40 trang được nội các Đài Loan công bố vào cuối ngày 11/5 nhấn mạnh, quan hệ Mỹ - Đài Loan là "ưu tiên hàng đầu" và Đài Loan "cũng đưa ra khả năng đề xuất tăng cường mối quan hệ thương mại Mỹ - Đài Loan dựa trên nền tảng công bằng và đôi bên cùng có lợi".
Tuy nhiên, bản báo cáo này lại không nói cụ thể những tác động tới Mỹ thông qua hoạt động mua vũ khí từ Đài Loan sau khi Tổng thống Donald Trump kêu gọi các đồng minh chia sẻ một cách công bằng chi phí quốc phòng, giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy công ăn việc làm ở Mỹ.
Từ năm 2008 – 2015, Đài Loan đứng thứ 7 trong danh sách mua sắm vũ khí của Mỹ. Trung bình, mỗi năm, Đài Loan mua vũ khí của Mỹ với trị giá là 2 tỷ USD.
Trong bài phát biểu hồi tháng trước, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, bà không loại trừ khả năng mua chiến đấu cơ tàng hình đắt đỏ nhất của Mỹ F-35. Tuyên bố của bà Thái Anh Văn đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.