Bệnh ung thư đứng đầu
Ung thư gan là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta trong năm 2018 với 26.412 trường hợp, đáng lưu ý số người tử vong vì căn bệnh này tới 25.272 ca gần tương đương số người mắc mới.
Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 900.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Theo báo cáo của ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020 trên thế giới mỗi năm có khoảng 905.677 ca mắc mới ung thư gan và 830.130 người tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư gan cũng là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta trong năm 2018 với 26.412 trường hợp và đặc biệt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh với 25.272 ca.
[Đọc thêm: Vắc xin ung thư cá nhân hóa - phương pháp điều trị ung thư mới đầy hứa hẹn]
Bệnh nhân N. sinh năm 1981 đã phát hiện ung thư gan từ 4 năm trước. Lúc đó anh N. mới 35 tuổi. Anh N. đã được đốt sóng cao tần 1 lần và nút mạch 4 lần. Tuy nhiên, trong 2 lần gần đây kỹ thuật nút mạch không được như mong muốn do có 1 cuống mạch chính cấp máu cho khối u là động mạch bất thường, không thể luồn chọc lọc vào để điều trị được.
Các bác sĩ đã đánh giá toàn bộ tổn thương ung thư gan bằng chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang động mạch, đây có lẽ rất ít cơ sở y tế ở Việt Nam ứng dụng kỹ thuật này để đánh giá chính xác số lượng tổn thương và dựng hình ảnh chính xác mạch mạch máu đến nuôi khối u (Embo guidance), giúp cho bác sĩ có thể nút mạch triệt căn tổn thương ung thư.
Tuy nhiên, khi can thiệp cho bệnh nhân có nhiều khó khăn. Các bác sĩ đã cố gắng kiểm soát tối đa tổn thương u, chụp cắt lớp vi tính ngay tại bàn can thiệp mạch để đánh giá lại ca bệnh này. Nếu thành công, các bác sĩ cho biết bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống thêm 5 đến 10 năm nữa.
Ảnh minh họa. |
Trường hợp của bà N.T.N. 60 tuổi, quê Ninh Bình đến Bệnh viện K Trung ương khám, bác sĩ cho biết bà bị ung thư biểu mô tế bào gan. Khối u ung thư gan có 3 u liên tiếp. Ung thư gan khối u 1,5 cm, 2 cm và 2,5 cm. Trước đó bà N. bị viêm gan nhưng không biết. Đến khi có hiện tượng vàng da, đau bụng bà mới tới Bệnh viện tỉnh kiểm tra, bác sĩ cho biết bà có u trong gan nên đã lên tuyến trên kiểm tra lại.
Các phương pháp hiện đại
PGS Bùi Văn Giang – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện K Trung ương, cho biết hiện nay ung thư gan được điều trị bằng các phương pháp đa mô thức. Người bệnh có thể được phẫu thuật, đốt u, nút mạch khối u, tiêm hóa chất trực tiếp vào u.
Ví dụ với công nghệ DSA đây là hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền giúp bác sĩ nhìn được cấu trúc mạch máu, cấu trúc đường mật nhưng không phải là dùng để chẩn đoán. Thông qua hệ thống này bác sĩ luồn ống cathete luồn lên động mạch gan và bơm hóa chất vào trong gan để điều trị u gan.
Ngoài ra, hiện nay bệnh nhân ung thư gan còn có thể sử dụng phương pháp đốt u. Đối với khối u 3 cm, dưới 3 khối u sử dụng các phương pháp điều trị triệt để.
Ví dụ với trường hợp của bà N. bác sĩ Giang cho biết nếu bị khối u ở cùng gan trái, thể trạng khỏe mạnh thì có thể cắt bỏ hoàn toàn gan sẽ giúp bệnh nhân triệt căn hơn. Nhưng 3 khối u nằm rải rác ở ba vùng gan khác nhau thì không thể cắt gan được nếu cắt gan phải ghép gan. Nếu 3 khối u trên cùng nền gan sơ thì có thể thực hiện đốt hoặc nút mạch.
Đốt u gan cũng là phương pháp triệt căn diệt tế bào toàn bộ khối u đó. Phương pháp này ưu điểm so với nút mạch, được coi như triệt căn hơn nút mạch.
Hiện nay đốt u gan được xếp vào triệt căn không khác gì phẫu thuật, vùng tổn thương ít hơn, không xâm phạm người bệnh. Các khối ung thư gan nguyên phát và cả các khối ung thư di căn gan đều có thể được điều trị bằng phương pháp này.
Với những bệnh nhân không thể phẫu thuật do ung thư nhiều nốt, vị trí khối u, toàn trạng nặng không thể phẫu thuật, thể tích khối u gan còn lại quá nhỏ không đảm bảo chức năng, đốt u có thể thực hiện nhiều lần tùy theo tình trạng bệnh.