Steven Sinofsky và những dấu ấn sự nghiệp tại Microsoft

thuydung |

Việc từ chức của Steven Sinofsky lại một lần nữa khẳng định sự cạnh tranh khốc liệt tại thung lũng Silicon.

Steven Sinofsky gia nhập Microsoft từ năm 1989 và đảm nhiệm vị trí kỹ sư thiết kế phần mềm. Năm tới Microsoft vào mùa hè năm 2009 với những kỳ vọng về thành công mới tại thung lũng Silicon. Trong suốt 4 năm làm việc tại Microsoft dưới chức vụ Chủ tịch mảng Windows của Microsoft,
Steven Sinofsky đã đạt không ít thành công và ghi dấu ấn không hề nhỏ lên các sản phẩm của hãng phần mềm hàng đầu thế giới này. Đầu năm nay, ông còn là ứng cử viên sáng giá cho chức Giám đốc điều hành của Microsoft, thay cho người đương nhiệm là Steve Ballmer.
Tuy nhiên, sau khi Windows 8 ra mắt, trái với suy nghĩ của nhiều người, Steven Sinofsky đột nhiên xin từ chức và rời khỏi Microsoft.
Cùng nhìn lại những dấu ấn cuộc đời của Steven Sinofsky tại Microsoft.
"Kiến trúc sư trưởng" của Windows
Steven Sinofsky và những dấu ấn sự nghiệp tại Microsoft 1
Sinofsky và windows 7
Vào mùa hè năm 2009, Sinofsky là người có công lớn khi dẹp bỏ mớ hỗn độn của Windows Vista, hoàn thiện Windows 7 vào đúng thời điểm cam kết.
Ngay sau khi ra đời, Windows 7 đã trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới. Có thể khẳng định rằng Windows 7 của Sinofsky đã thành công vượt quá sự kỳ vọng của hãng phần mềm hàng đầu thế giới. Không chỉ ưu điểm, windows 7 còn được ra đời đúng thời hạn.
Trước những thành công đó, Sinofsky được Steve Ballmer đã thăng chức lên vị trí Chủ tịch – chức vị bản thân Ballmer nắm giữ 3 năm trước khi trở thành Tổng giám đốc (CEO).
Sau thành công của Windows 7, Sinofsky bắt tay vào nghiên cứu về 1 phiên bản Windows với hình ảnh hoàn toàn mới. Năm 2011, phiên bản dùng thử windows 8 chính thức ra mắt, trở thành mối đe dọa hàng đầu cho các công ty phần mềm khác trên thế giới.
"Phương pháp Sinofsky" và những mặt trái
Steven Sinofsky và những dấu ấn sự nghiệp tại Microsoft 2
"Phương pháp Sinofsky" không còn xa lạ với giới công nghệ.
Trong giới công nghệ, người ta chắc chắn không quên tên gọi "Phương pháp Sinofsky", tức là lên kế hoạch trước rồi mới xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc các khâu quản lý trung gian sẽ được cắt bỏ. Tuy mang lại hiệu quả nhưng  phương pháp  làm việc của Sinofsky không được các nhà lãnh đạo khác trong cộng đồng Microsoft ủng hộ. Một số ý kiến chia sẻ rằng các lãnh đạo khác cảm thấy bị thúc ép phải làm theo cách của Sinofsky.
Chính vì thế, mâu thuẫn giữa Sinofsky và các nhà lãnh đạo khác trong công ty càng ngày càng trở nên sâu sắc hơn.
Nhà chiến lược độc tài
Steven Sinofsky và những dấu ấn sự nghiệp tại Microsoft 3
Ông bí mật 1 cách tuyệt đối
Một trong những quan điểm của Sinofsky trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều công ty lớn chính là sự tuyệt đối bí mật. Tuy đó là 1 điểm tốt để giữ lại thông tin trước khi sản phẩm ra mắt nhưng lại là thách thức đối với khách hàng quan trọng của  Microsoft. Sự bị động khi làm việc với Sinofsky khiến họ chán nản và mất lòng đối với hãng phần mềm này.
Khi cho ra đời windows 8, Sinofsky có lẽ vẫn chưa nhìn thấy hết những vấn đề còn mắc kẹt tại đây. Sự ra mắt của windows 8 chưa thể khẳng định là thất bại hay thành công nhưng có thể nó không đạt được kỳ vọng mà nhà lãnh đạo Microsoft mong đợi.
Chính vì thế, sự ra đi của Sinofsky là điều lẽ tất dĩ ngẫu mà vị chủ tịch mảng Windows của Microsoft phải trải qua. Dù việc thay đổi nhân sự không còn là điều gì quá xa lạ trong thế giới công nghệ nhưng lại thêm 1 lần nữa người ta chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt từ thung lũng sillicon.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại