Cố vấn Florian Mueller – người tham dự phiên tòa – cho biết việc tạm ngưng lệnh cấm này chỉ kéo dài khoảng vài ngày khoảng vài tuần, nhưng thế cũng là đủ để Apple tiếp tục bán lại các sản phẩm của mình.
Phía Apple cho biết:“Các sản phẩm iPad và iPhone sẽ nhanh chóng được bán trở lại qua cửa hàng trực tuyến tại Đức”và“Apple đệ đơn kháng án là vì Motorola liên tiếp từ chối không cho phép Apple đăng ký bản quyền bằng sáng chế dù các điều kiện đưa ra là rất thỏa đáng và 7 năm trước bằng sáng chế này đã được tuyên bố là bằng sáng chế tiêu chuẩn của ngành công nghiệp”.
Còn phía Motorola cho biết họ sẽ kêu gọi khôi phục lại lệnh cấm:“Chúng tôi rất hài lòng bởi tòa án Mannheim đã nhận thấy được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi và ra lệnh cấm với các sản phẩm của Apple”và“Mặc dù lệnh cấm tạm thời được gỡ bỏ nhưng Motorola Mobility sẽ tiếp tục theo đến cùng vụ kiện này”.
Apple đã nhấn mạnh rằng hãng sẵn sàng trả phí, nhưng cả 2 bên vẫn đang tranh cãi về lượng phí “hợp lý” mà Apple phải trả. Với những sản phẩm đã vi phạm, luật về “mức phí hợp lý” không được áp dụng và Motorola có thể yêu cầu 1 khoản phí lớn.
Ngoại trừ iPhone 4S và các iPad Wi-Fi, còn tất cả các thiết bị sử dụng 3G cũ của Apple như iPhone 3G, 3GS, iPhone 4, iPad 3G… đều bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này.
Còn về vụ iCloud, lệnh cấm push email chỉ có hiệu lực khi Motorola yêu cầu tòa án ban hành. Nếu Motorola yêu cầu cấm iCloud và MobileMe, người dùng iOS tại Đức sẽ buộc phải sử dụng tính năng Fetch hoặc kiểm tra email thủ công. Bằng sáng chế này không thuộc nhóm FRAND, vì vậy Motorola có quyền từ chối không cho Apple đăng ký. Apple cho biết họ tin rằng bằng sáng chế này là vô hiệu và đang xin kháng án.
Theo GenK