Năm 2018, NASA tung "con át chủ bài" cho sứ mệnh săn tìm sự sống tại Hệ Mặt trời 2.0

Trang Ly |

Đầu tư cho hệ thống kính thiên văn và vệ tinh lên đến hàng trăm triệu USD, năm 2018 NASA sẽ phóng lên vũ trụ để nghiên cứu Hệ Mặt trời 2.0.

Kết thúc buổi họp báo rất thành công lúc 14 giờ ngày 22/2/2017 (tức 2h sáng ngày 23/2/2017 giờ Việt Nam), NASA vui mừng công bố phát hiện chấn động của kính thiên văn Spitzer sau sứ mệnh gần 14 năm được phóng vào không gian:

Tìm thấy Hệ Mặt trời phiên bản 2.0 có tên TRAPPIST-1. Nằm cách Trái Đất khoảng 40 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình, Hệ Mặt trời 2.0 có 7 hành tinh đất đá có kích thước gần giống Trái Đất quay xung quanh ngôi sao lớn của chúng.

Các nhà khoa học NASA lần lượt đặt tên chúng với các tên: TRAPPIST-1 (ngôi sao mẹ) và 7 hành tinh con lần lượt là TRAPPIST-1b, 1c, 1d, 1e, 1f, 1g và 1h.

Năm 2018, NASA tung con át chủ bài cho sứ mệnh săn tìm sự sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 1.

Hệ Mặt trời 2.0: Tên ngôi sao mẹ và 7 hành tinh con quay xung quanh nó. Nguồn ảnh: NASA - Xử lý ảnh: Sấm/Soha News.

Theo các nhà khoa học NASA, nhiệt độ bề mặt của ngôi sao mẹ TRAPPIST-1 bằng nửa nhiệt độ bề mặt của Mặt trời chúng ta (Nhiệt độ Mặt trời là 5.505 °C).

NASA nhận định, có 3 trong 7 hành tinh quay quanh Hệ Mặt trời 2.0 là "ứng cử viên" tiềm năng để hình thành và duy trì sự sống.

Và chỉ cần một trong số 7 hành tinh quay xung quanh TRAPPIST-1 có khoảng cách lý tưởng như Trái Đất với Mặt Trời chúng ta thì nó hoàn toàn có thể nhận được năng lượng phù hợp để hình thành và duy trì sự sống.

"Con át chủ bài" của NASA trong sứ mệnh săn tìm sự sống ngoài hành tinh

NASA đang lên kế hoạch phóng vệ tinh TESS (con át chủ bài 1) tháng 3 năm 2017 và kính thiên văn James Webb (con át chủ bài 2) trong tháng 10 năm 2018 để "tổng lực" tìm kiếm và đo đạc các điều kiện phù hợp cho sự sống tại các bề mặt cũng như khí quyển của 7 ngoại hành tinh trong Hệ Mặt trời 2.0.

Giống như đài quan sát Kepler, vệ tinh TESS mà NASA dự kiến sẽ phóng vào tháng 3/2017 tới sẽ dùng phương pháp chuyện dụng nhằm phát hiện các ngoại hành tinh khi ngôi sao chủ của chúng giảm sáng.

Theo kế hoạch, TESS sẽ quan sát khoảng 200.000 ngôi sao ở khoảng cách hàng trăm năm ánh sáng so với Trái Đất.

Năm 2018, NASA tung con át chủ bài cho sứ mệnh săn tìm sự sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 2.

Vệ tinh TESS (con át chủ bài 1) của NASA. Ảnh: NASA.

Năm 2018, NASA tung con át chủ bài cho sứ mệnh săn tìm sự sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 3.

Kính thiên văn James Webb (con át chủ bài 2) được NASA phóng vào vũ trụ vào tháng 10/2018. Ảnh: NASA.

Sau đó, NASA dự kiến phóng tiếp kính thiên văn hồng ngoại James Webb (JWST) vào tháng 10/2018. NASA dự kiến, đưa kính thiên văn James Webb thăm dò bề mặt của các ngoại hành tinh thuộc Hệ Mặt trời 2.0.

Trước đó, kính thiên văn không gian Spitzer (SST), trị giá 720 triệu USD, đã được NASA phóng vào vũ trụ ngày 25/8/2003 với sứ mệnh thăm dò sự sống các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Năm 2018, NASA tung con át chủ bài cho sứ mệnh săn tìm sự sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 4.

Bão Mặt trời là một trong những tác nhân có thể gây hại cho sự sống các hành tinh nếu ở khoảnh cách quá gần. Ảnh: Wikimedia Commons.

Phát biểu về những khả năng rủi ro đe dọa mầm mống sự sống tại các ngoại hành tinh, các nhà thiên văn học NASA cho biết, vũ trụ luôn tiềm ẩn những môi trường nguy hiểm đối với sự sống, trong đó, bao gồm gió mặt trời, bão mặt trời.

Theo nhà thiên văn học thuộc trường Đại học Liege, Bỉ Michael Gillon, thì ngôi sao mẹ TRAPPIST-1 là một ngôi sao "bình lặng". Nó chỉ giống như một quả bóng plasma nóng chảy khổng lồ.

Điều này khiến cho các nhà khoa học hi vọng, TRAPPIST-1 đủ hiền hòa để các hành tinh con quay xunh quanh nó có điều kiện cho sự sống nảy mầm và duy trì - giống như cách mà Trái Đất đón nắng Mặt trời của chúng ta.

Theo các nhà khoa học NASA, việc phát hiện Hệ Mặt trời 2.0 mới chỉ là bước khởi đầu. Hành trình khám phá những bí mật vĩ đại khác đang chờ các nhà khoa học ở phía trước.

Năm 2018, NASA tung con át chủ bài cho sứ mệnh săn tìm sự sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 5.

Những số liệu phân tích giữa 7 ngoại hành tinh thuộc Hệ Mặt trời 2.0 và các hành tinh thuộc Hệ Mặt trời của chúng ta. Ảnh: Businessinsider.

Trong trường hợp, Hệ Mặt trời 2.0 là một hệ sao chết thì điều đó cũng không có nghĩa sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh và người ngoài hành tinh của nhân loại trên Trái Đất bị trì hoãn.

"Trong vũ trụ, đang có hành tinh nào đang ẩn chứa sự sống mà chúng ta chưa tìm ra?", chúng ta hiện thời chưa biết đích xác câu trả lời, tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng:

"Trong vài tỷ năm tới, khi Mặt trời của chúng ta hết nhiên liệu và Hệ Mặt trời sẽ chỉ còn là hệ thống lạnh ngắt thì rất có thể TRAPPIST-1 là "bến đỗ" mới cho con người chúng ta.

Ngôi sao mẹ TRAPPIST-1 sẽ chầm chậm đốt cháy hydro và dần dần hình thành môi trường sự sống trong 10.000 tỷ năm nữa. Khoảng thời gian này gấp 700 lần thời gian mà vũ trụ tồn tại. Khi đó, sự sống hoàn toàn có thể khởi nguyên.

Bài viết sử dụng các nguồn: Nasa.gov, Businessinsider, Sciencetimes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại