Cố vươn xa, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc vẫn tồn tại 1 "mặt tối" ở ngay sân nhà?

Hoài Giang |

Bài viết của Sohu cảnh báo những nhà hoạch định ở cả Trung Quốc lẫn các nước khác cần cẩn trọng hơn khi phát triển đường sắt cao tốc.

Cố vươn xa, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc vẫn tồn tại 1 mặt tối ở ngay sân nhà? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

"Mặt tối" của đường sắt cao tốc Trung Quốc?

Trong lúc ngành xây dựng Đường sắt cao tốc (HSR) ở Trung Quốc đang ngày một phát triển thì có 1 ga HSR đang đứng trước số phận phải bị đóng cửa.

Đó này là ga Hợp Phì Bắc Thành (An Huy).

Tình trạng của ga này được cho là không thể tệ hơn - khi mỗi ngày chỉ có một vài hành khách lui tới. Việc nhân viên nhà ga đông hơn hành khách đã biến nơi đây thành một góc yên tĩnh của thành phố.

Cố vươn xa, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc vẫn tồn tại 1 mặt tối ở ngay sân nhà? - Ảnh 2.

Đây cũng chỉ là một trong nhiều ví dụ nhỏ phản ánh những vấn đề lớn hơn mà HSR Trung Quốc đang gặp phải.

Cốt lõi của vấn đề nằm ở 3 thứ. Đầu tiên là không đủ cơ sở vật chất hỗ trợ, thứ hai là cạnh tranh gay gắt và 2 thứ này dẫn đến thiệt hại về kinh tế.

Cần lưu ý rằng nhiều ga HSR được Trung Quốc bố trí ở những địa điểm xa xôi - ban đầu nhằm giảm chi phí xây dựng và tạo ra cơ hội phát triển cho các khu vực lân cận.

Nhưng hãy giả sử một hành khách xuống ga này, anh ta sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển tới những nơi khác bằng phương tiện công cộng.

Khó khăn này một phần là do không có tuyến xe bus qua ga, không những vậy giá vé HSR cao hơn xe bus và tàu hỏa và nó thường khiến hành khách phải lựa chọn các phương thức di chuyển khác.

Cố vươn xa, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc vẫn tồn tại 1 mặt tối ở ngay sân nhà? - Ảnh 3.

Thứ hai, việc Trung Quốc liên tục mở các ga HSR mới cũng đặt ra thách thức cho các ga hiện có.

Các ga mới được xây dựng gần các khu vực đô thị hơn và hành khách sẵn sàng chọn chúng hơn là di chuyển đến các ga quá xa.

Cuối cùng, trong lúc hầu hết các ga đường sắt cao tốc đều có thể thu được lợi nhuận trong hoạt động hàng ngày, nhưng lưu lượng hành khách ở ga Hợp Phì Bắc Thành rất thấp.

Kết quả là các nhà khai thác HSR đã phải giảm số lượng các chuyến tàu dừng, tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Và nếu không hành động kịp thời, số phận của một ga rất có thể sẽ là phải đóng cửa.

Ga Hợp Phì Bắc Thành không phải là trường hợp cá biệt. Có thể ví dụ như ga Tây Thẩm Dương chính thức đóng cửa vào năm 2019 sau khi được đưa vào sử dụng một thời gian ngắn vào năm 2018.

Hay như Ga Hải Nam Hải Đầu không được xây dựng nhiều năm nhưng không đưa vào sử dụng.

Vấn đề chung của các ga (HSR) này là lượng hành khách không đáp ứng tiêu chuẩn mở cửa, nêu bật vấn đề lựa chọn sai địa điểm và thiếu các dịch vụ vận chuyển hỗ trợ.

Cố vươn xa, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc vẫn tồn tại 1 mặt tối ở ngay sân nhà? - Ảnh 4.

Nguyên nhân và giải pháp?

Nguyên nhân sâu xa đến từ những thiếu sót trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu. Vị trí xây dựng và quy mô của các ga cần được xác định dựa trên nhu cầu thực tế và lưu lượng hành khách tiềm năng để tránh lãng phí tài nguyên.

Khá may mắn cho ga Hợp Phì Bắc Thành đó là các nhà quản lý Trung Quốc hiện đang có kế hoạch mở rộng ga, tăng cường cơ sở vật chất để cải thiện sức hấp dẫn của nhà ga.

Số chuyến tàu dừng sẽ được tăng lên, 9 tuyến xe bus sẽ nối ga với các tuyến tàu điện ngầm nội thành - các biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp "hồi sức cấp cứu" cho ga.

Từ bài học ở ga Hợp Phì Bắc Thành, có thể thấy mặc dù đang vươn ra thế giới nhưng HSR ở chính Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức.

Vấn đề nan giải mà người Trung Quốc đang gặp phải nhắc nhở chúng ta rằng HSR không chỉ là việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng mà là quá trình nghiên cứu cẩn trọng trong việc lập kế hoạch và quản lý.

Chỉ bằng cách này, HSR mới có thể phục vụ nhu cầu của người dân tốt hơn và tạo động lực mới cho sự phát triển.

Cố vươn xa, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc vẫn tồn tại 1 mặt tối ở ngay sân nhà? - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại