Tại làng Vạn Trang, thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có một gò đất rất lớn bị bỏ hoang. Một số người dân ở đây đã chiếm dụng gò đất này để trồng trọt và chăn nuôi.
Một người dân nuôi lợn tại gò đất này mỗi đêm đều nghe thấy tiếng động lạ của cuốc và xẻng.
Ông nghi là có kẻ trộm lợn của mình nên đã cầm vũ khí đi kiểm tra, tuy nhiên sau nhiều lần thức giấc tìm trộm, ông vẫn thấy đàn lợn của mình vẫn con nguyên.
Cảm thấy kỳ lạ, sáng hôm sau ông kêu gọi dân làng đến kiểm tra thì phát hiện bên cạnh chuồng lợn của ông còn có một đường hầm nhỏ dẫn xuống lòng đất và được che phủ bởi rơm rạ một cách cẩn thận.
Người dân làng Vạn Trang lúc này đều vô cùng sợ hãi và ngay lập tức báo cảnh sát.
Cảnh sát nhanh chóng đã có mặt tại hiện trường. Qua kiểm tra cảnh sát xác định đường hầm này dẫn tới một ngôi mộ cổ, còn tiếng cuốc và xẻng mỗi đêm người nông dân nghe thấy là từ những kẻ trộm mộ.
Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc xác nhận ngôi mộ cổ này đã có niên đại hàng nghìn năm.
Ngoài hơn 2.000 di vật có giá trị văn hóa, thì bên trong mộ không có bất cứ thông tin gì về chủ ngôi mộ, tuy nhiên dựa vào hình dáng ngôi mộ và nội dung các bức tranh xung quanh, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là ngôi mộ của Hoàng đế Cao Dương của triệu đại Bắc Tề.
Hoàng đế Cao Dương theo sử sách Trung Quốc ghi nhận là người đã sáng lập ra triều đại Bắc Tề. Ông là một nhà chiến lược quân sự tài ba, nhưng song với đó ông cũng được cho là một vị bạo chúa, xem việc giết người là niềm vui.