Môn jujitsu đang gây nhiều nghi ngại cho người hâm mộ. Ảnh: TS
Liên tiếp các trọng tài Nguyễn Đức Hiếu và Đặng Dương Hoa đưa khiếu nại của mình tới bộ môn jujitsu và Tổng cục TDTT cùng Bộ VH-TT-DL về việ các chế độ làm nhiệm vụ của mình tại SEA Games 31 không được cao và có thể có khuất tất từ cán bộ quản lý.
Trong các lá đơn phản ánh cả ông Hiếu và ông Hoa đều cho rằng các quyền lợi về chế độ của mình bị ảnh hưởng và có hành vi cắt xén từ bộ môn jujitsu đối với chế độ làm việc tại SEA Games 31. Trong đó, ông Hiếu cho biết mình đã làm 4 ngày tại SEA Games 31 nhưng chỉ được nhận chế độ tiền công trong 2 ngày đồng thời phải tự túc di chuyển và chỉ được ăn nửa buổi ở những ngày đã làm việc. Với trọng tài Hoa, ý kiến phản ánh cũng về các khoản trên.
Trong ngày 27-9, phóng viên SGGP đã làm việc trực tiếp với phụ trách bộ môn jujitsu (Tổng cục TDTT) – ông Trần Văn Thạch để sáng tỏ các khiếu nại về chế độ như đã đưa.
Ông Thạch cho biết sau khi nhận được các việc khiếu nại đã làm văn bản giải trình cụ thể đối với từng trường hợp trước lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao 1 – Tổng cục TDTT và lãnh đạo Tổng cục TDTT.
Giải thích về việc tiền công vì sao môn jujitsu tại SEA Games 31 tổ chức trong 4 ngày nhưng trọng tài chỉ được nhận tiền chế độ làm việc 2 ngày, ông Thạch cho biết “chúng tôi tuân thủ theo đúng Thông tư 34/2021 của Bộ Tài chính ban hành ngày 19-5-2021 về việc lập dự toán quản lý sử dụng vfa quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31. Theo đó, quy định ghi rõ tiền công cho trọng tài là chi trả theeo số ngày làm nhiệm vụ, thi đấu thực tế do Trưởng ban tổ chức Đại hội quyết định và không vượt quá thời gian tổ chức SEA Games 31. Môn jujitsu diễn ra 4 ngày nhưng thực tế thi đấu chỉ có 2 ngày, mỗi trọng tài nhận mức tiền công quy định là 600 ngàn đồng/người/ngày”. Về nghi vấn có hay không việc tắc trách trong chi trả tiền ăn cho trọng tài, ông Thạch khẳng định là tất cả được minh bạch và có văn bản ký kết cũng như có biên bản cuộc họp trọng tài trước khi giải diễn ra. Theo đó, có chế độ ăn 2 bữa/ngày với các trọng tài tại địa điểm thi đấu để đảm bảo tốt nhất việc thực tế chuyên môn”.
Khi phóng viên SGGP đặt câu hỏi vì sao trọng tài phải tự túc di chuyển khi chế độ là có cho từng người, ông Thạch cho biết mọi công tác di chuyển là thực hiện từ Tiểu ban giao thông của SEA Games 31. Mặc dù vậy, trong thời gian ban đầu khi diễn ra môn, Tiểu ban giao không có quá nhiều việc dẫn tới việc không bố trí đầy đủ phương tiện cho các trọng tài di chuyển nhưng đã có yêu cầu các trọng tài khi di chuyển tự túc nộp lại hóa đơn để làm quyết toán.
“Tại giải đấu ở Hà Nam vừa qua, tôi đã có gặp các trọng tài để xin chữ ký đầy đủ khi làm công tác quyết toán vấn đề bữa ăn, trọng tài Hiếu cho đã không kí xác nhận trong khi mọi người đã kí. Tất cả thủ tục và kinh phí tổ chức chúng tôi làm quyết toán sau đó gởi Vụ tài chính (Tổng cục TDTT) và tiền chi trả cho từng người thực hiện chuyển khoản bằng tài khoản ngân hàng chứ không trả tiền mặt”, ông Thạch nói thêm.
Khúc mắc chỉ đang gây tranh cãi là vì sao vào lúc này, khi SEA Games 31 đã trải qua nhiều tháng, nhiều trọng tài bất ngờ có ý kiến trước việc có những điều không hợp lý ở công tác chế độ về tài chính cho người làm việc (?)
Ngay khi có các khiếu nại của trọng tài Hoa và trọng tài Hiếu, Tổng cục TDTT đã gởi văn bản tới người quản lý có trách nhiệm Tiểu ban Giao thông của SEA Games 31 để sáng tỏ các chế độ chi trả và thực hiện cho người làm nhiệm vụ theo quy định. Tiểu ban Giao thông có ý kiến phản hồi trong giai đoạn ban đầu do mật độ nhiều môn thể thao di chuyển đông nên tình trạng ùn tắc trong giao thông và bố trí sắp xếp chưa đầy đủ, chậm trễ. Để đảm bảo chế độ đúng quy định thì các cá nhân có phản ánh cung cấp các hóa đơn di chuyển qua đó Tiểu ban Giao thông và Ban tổ chức sẽ có phương hướng xử lý.