Đó là những phụ nữ của bộ tộc Dani ởIndonesia, sống ở vùng đảo New Guinea hẻo lánh, chỉ đến được bằng đường hàng không. Vì sơn khê cách trở,nó gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại. Mãi đến những năm 30 của thế kỉ 20,người ta mới có thể tổ chức nhiều hơn các cuộc khám phá vùng đất hoang sơ này, và phát hiện ra bộ tộc da đỏ vẫn duy trì cuộc sống theo phương thức của người nguyên thủy này.
Bộ tộc đồ đá giữa thời hiện đại
Người Dani sống trong những túp lều tròn được dựngbằng lá cây và các thân gỗ được gọi là honai.Đàn ông Dani có thể lấy nhiều vợ song họ phải đảm bảo được là mỗi người vợ có một túp lều để sống,một mảnh ruộng đểcày cấy. Lễ vậtcưới vợ thường là 4 đến 5 con lợn. Việc phải lo cho mỗi người vợ một túp lều cũng xuất phát từ một phong tục khác của người Dani về việc chung sống. Thông thường thì trong túp lều honai chỉ có người đàn ông hoặc người đàn bà sống với các con cái của họ. Các cặp vợ chồng không sống chung dưới một mái nhà.
Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại trong lòng bộ tộc, người phụ nữ làm tất cả công việc như chăm sóc vườn tược, hái lượm, chế biến thức ăn, chăm sóc con cái.Đàn ông Dani đảm nhận phần dựng nhà và đi săn bắn khi hết thức ăn trong gia đình. Còn phần lớn thời gian, họ tụ tập trong honai dành riêng cho đàn ông và hút thuốc.
Tất cả phụ nữ Dani đều ở trần. Những người đã có gia đình mặc chiếc váy truyền thống ngang hông, những cô gái trẻ mặc váy đan bằng cỏ dài gần đầu gối. Một điều đặc biệt nữa trong văn hóa của người Danilà người phụ nữ sau khi sinh nở sẽ không được quan hệ tình dục trong thời gian từ hai đến 5 năm.Theo người Dani thì điều đó sẽ giúp cho người phụ nữ toàn tâm, toàn ý chăm sóc đứa con của mình.
Những người Dani trước đây nổi tiếng với tập tục săn đầu người. Thuở xa xưa, những chiến binh Dani rất mạnh mẽ, luôn là người chiến thắng trong các cuộc chiến giành đất đai và phụ nữ. Chiến lợi phẩm lớn nhất là những chiếc thủ cấp của đối phương. Chiến binh Dani nào thu được nhiều thủ cấp nhất sẽ được kính trọng nhất. Nay trước áp lực của chính quyền, họ đã từ bỏ tập tục rùng rợn này.
Phong tục chặt ngón tay khi người thân mất
Người Dani có những nghi thức hiến sinh, hành xác rất đau đớn, cắt lìa một phần thân thể người còn sống để bày tỏ lòng thành với tổ tiên cũng như những người đã mất.
Giữa thế kỷ 21,hầu nhưmọi nghi lễ cổ xưa của bộ tộc Dani vẫn được giữ nguyên vẹn mà chặt ngón tay là một trong số đó. Mỗi khi có một người thân trong gia đình mất đi,phụ nữ trong gia đình đó sẽ phải chặt đứt một hay hai đốt ngón tay.
Với người Dani, việc người thân mất đi sẽ không đơn giản là nỗi đau tinh thân và còn là cả sự mất mát về thể xác. Chính bởi thế, khi đến thăm bộ tộc Dani, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy hầu hết phụ nữ khuyết các đốt ngón tay. Mỗi đốt ngón tay mất đi, đồng nghĩa với việc họ mất từng ấy người thân. Họ cho rằng việc mất những đốt ngón tay sẽ khiến cho nỗi đau của người ở lại được khắc sâu hơn. Nó sẽ chỉ nguôi ngoai phần nào khi vết thương lànhnhưng vẫn tồn tại trên cơ thể mãi mãi.
Để thực hiện nghi lễ này, người Dani thường dùng những hòn đá có cạnh sắc để cắt đứt ngón tay. Việc này thực sự gây ra rất nhiều đau đớn. Không những thế, việc sử dụng đá để cắt ngón tay còn dễ dẫn đến việc các ngón tay bị gãy chứ không đứt được do các viên đá không đủ sắc. Điều này cũng đồng nghĩa rằng nỗi đau của những người phụ nữ Dani sẽ bị nhân lên rất nhiều so với việc dùng dao để có thể cắt ngón tay một cách nhanh chóng.
Sau khi cắt đứt ngón tay, phụ nữ Dani sẽ dùng một loại lá cây rừng để
cầm máu mà không có sự can thiệp nào của các phương pháp chăm sóc y tế.
Bởi vậy, các vết thương thường bị nhiễm trùng, lở loét khi phải biết xúc với các chất bẩn.Mặc dù vô cùng đau đớn và nguy hiểm song phong tục này đã được người Dani duy trì trong hàng nghìn năm nay và không có ý định thay đổi hay bỏ đi. Theo cácbô lão Dani thì việc cắt ngón tay đã ít đau đớn hơn rất nhiều so với phong tục cổ xưa là cắt tai phụ nữ khi có người thân mất.
Không chỉ bị cắt ngón tay, phụ nữ Dani cònphải trát bùn dưới đáy sông lên khắp người trong suốt đám tang. Xoèhai bàn tay chỉ còn lại bốn ngón, bà Mereka cho biết nếu đã hết ngón tay mà lại có người thân khác mất, họ sẽ phải cắt bỏ các phần thân thể kế tiếp như vành tai, mũi...Việc cắt ngón tay phải diễn ra trong bí mật và vô cùng kín đáo để không ai được biết. Người phụ nữ phải mài sắc mảnh đá hay rìu đá rồi tìm đến một nơi thanh vắng,chặt cho đốt xương ngón tay vỡ dập đi, sau đó về làng, giơ cho mọi người xem ngón tay đã bị dập nát. Mọi người sẽ tập hợp lại, dùng xương ống chân của chim caswari,một loài chim lớn như đà điểu,đã được mài bén giúp cắt lìa đốt ngón tay đã bị giập xương. Vết thương sẽ được băng lại bằng lá rừng cho đến khi lành hẳn.
Và mặc cho vết cắt nhiễm trùng, sưng tấy gây đau đớn, thậm chí gây hoại tử, chết người, phụ nữ Dani vẫn ngày ngày vào rừng săn bắt, hái lượm tìm cái ăn. Không có bất cứ một phương pháp giảm đau nào cả, ai cũng thấy đaunhưngvẫn phải làm vì đó là phong tục.
Không chỉ phụ nữ,đôi khiđàn ông trong bộ tộc cũng chặt ngón tay mình để biểu lộ tình thương yêu với người đã mất.
Theo Báo Đất Việt