1. Cá chuồn Đại Tây Dương
Chúng lấy tốc độ bay để vọt lên mặt biển nhờ đập mạnh vây đuôi và giữ thăng bằng trên không nhờ vây ngực.
Sau đó, chúng ở trên không khoảng 45 giây và rớt xuống nước cách chỗ 'lấy đà bay' lên đến 500m.
Hiện có khoảng 500 loài cá chuồn được biết đến trên thế giới.
2. Rắn Chrysopelea paradisi
Là một loài rắn sống trên cây, chúng có thể lướt mình hàng chục mét từ cây này sang cây khác.
Khi bay, chúng ép cơ thể dẹp xuống mức tối đa, tạo thành bề mặt cơ thể phẳng có tác dụng như cánh, uốn lượn nhấp nhô trên không để tạo sự thăng bằng.
3. Kiến Cephalotes atratus
Chúng sống trên cây, chẳng may bị rơi xuống thì đồng nghĩa với chết, nhưng đối với kiến Cephalotes khi đang sà xuống đất thì chúng có thể thực hiện chuyển động 'lượn' trở lại thân cây.
4. Ếch Rhacophorus pardalis
Loài ếch cây sống ở các khu rừng Đông Nam Á cũng có khả năng bay. Chúng nâng cơ thể và bay giữa các cây nhờ vào màng da giữa các ngón chân.
5. Thằn lằn 'bay'
Có hàng chục loài thằn lằn bay được biết đến trên thế giới, chúng còn được gọi là 'rồng bay', sử dụng màng da mở rộng được hình thành hai bên sườn làm cánh.
6. Vượn cáo Galeopterus variegatus
Loài vượn cáo bay có khả năng lướt mình phi thường giữa các cây với khoảng cách trung bình 30 - 50m, tối đa lên tới 150m.
Theo Đất Việt