Bón cơm cho xác chết đã thối rữa |
Đó là phong tục của người Mông ở vùng rừng núi Tà Xùa (vùng giáp ranh giữa Phù Yên và Bắc Yên, Sơn La). Mỗi ngày, người con cả phải bón cơm ba lần cho người chết trước bữa ăn. Người con cả cứ xúc từng thìa cơm và thịt bón vào miệng người chết.
Ngày làm ma thứ 4 trong nhà, một thứ mùi ngai ngái, rờn rợn của xác chết đang phân hủy xộc vào mũi vô cùng ghê rợn.
Gặm xương của người thân quá cố |
Đây là một nghi lễ khủng khiếp hơn tất cả những gì kinh khủng nhất. Trong nghi lễ Endocannibalism người ta ăn thi thể người thân quá cố của mình. Tư tưởng của tập tục rùng rợn này chính là để đạt được sự hấp thụ tất cả đặc điểm của người đã khuất từ thể chất đến tinh thần.
Một vài bộ lạc tại Nam Mỹ và Úc được coi là nơi khai sinh ra tục lệ này. Theo nhà nhân chủng học Napolean Changon, cộng đồng Yanomamo ở Nam Mỹ vẫn còn ăn tro và xương của người sau khi hỏa táng.
Múa thoát y trong đám tang |
Tang lễ thường đi cùng với tâm lý u buồn nhưng điều này hoàn toàn khác với những đám tang có các vũ công múa thoát y chuyên nghiệp trình diễn.
Tại khu vực Donghai của Trung Quốc. Tang lễ được coi là biểu tượng thực sự cho thanh thế của người đã khuất. Danh tiếng và sự kính trọng được thể hiện qua tỷ lệ thuận số người tham dự. Vì thế thân nhân đi thuê các vũ công múa thoát y để thu hút mọi người kéo đến tạo thành đám đông.
Đem cúng đầu lâu người đã khuất |
Người Bolivia luôn giữ lại đầu lâu của những người thân đã quá cố. Cứ mỗi năm 1 lần, người dân nơi đây lại mang đầu lâu đến nhà thờ để cầu phước cho người đã khuất và mong điều đó sẽ đem may mắn cho mình.
Tới dịp lễ hội Skull họ sẽ lại mang những hộp xương sọ ra trang trí thật đẹp mắt, kèm theo hoa quả, đồ cúng tế để tham gia hoạt động cầu khấn cùng với dân làng.
H. Huyền
(tổng hợp)