1. Mặt trăng "Ăn" sao kim
Tối 16/5/2010 không ít người dân thành phố Nam Ninh được chiêm ngưỡng hiện tượng “mặt trăng ăn sao Kim” hết sức kỳ thú.
Trên bầu trời đêm đột nhiên xuất hiện một ngôi sao nằm ngay bên cạnh Mặt trăng, trông như thể Mặt trăng được đeo thêm một chiếc hoa tai.
Được biết, sao Kim là hàng xóm gần gũi của Trái Đất ngoài Mặt trăng và Mặt trời và là ngôi sao sáng nhất trong thiên thể.
Hiện tượng “Mặt trăng ăn sao Kim” là do Mặt trăng di chuyển vào giữa Trái Đất và sao Kim khi 3 hành tinh này cùng nằm trên một đường thẳng.
Các địa phương khác ở Trung Quốc như Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và Hồng Kông, Ma Cao đều nhìn thấy hiện tượng thú vị trên vào tối qua. Cũng giống như nhật thực, các địa phương từ Tây sang Đông lần lượt thấy hiện kỳ lạ này.
Qua kính viễn vọng, Sao Kim trông giống như một quả trứng gà nằm ở bên phải Mặt trăng. Vào lúc 7 giờ 26 phút, hiện tượng Mặt trăng ăn sao Kim bắt đầu, độ cao của Mặt trăng so với mặt đất lúc đó là 280 . Sao Kim di chuyển dần về phía Mặt trăng rồi mất hút. Đến 8 giờ 7 phút, sao Kim lại xuất hiện bên phải mặt trăng.
2. Mặt trăng màu đỏ
Vào đêm ngày thứ 7, 10/12/2011, cư dân của một số vùng trên thế giới đã có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Bóng tối của Trái đất bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 51 phút và lấy đi cái màu vàng thường lệ của Mặt trăng, thay vào đó là màu đỏ đen.
Những nơi đã quan sát được nguyệt thực bao gồm Alaska (Mỹ), bắc Canada, và Đông Á và Trung Á, Australia, New Zealand. Vùng quan sát tốt nhất là Trung và Đông Á, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Hiện tượng này đã thu hút khá nhiều sự chú ý của các cư dân trên toàn thế giới. Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn kỳ thú được rất nhiều người quan tâm chờ đón bởi tần suất xảy ra không nhiều và thời gian kéo dài không lâu.
3. Mặt Trăng, sao Mộc, sao Kim hội ngộ trên bầu trời
Vào đêm 14/3/2012, Kim tinh và Mộc tinh chỉ cách nhau khoảng 3 độ trên bầu trời. Từ chiều tối, nhìn về phía tây bầu trời, người quan sát thấy hai đốm sáng nổi bật, lấp lánh nằm cạnh nhau.
Sao Kim đã vượt qua phía trước Mặt Trời từ phía đối diện của Trái Đất, xuất hiện như một dấu chấm nhỏ màu đen di chuyển chậm.
Sự kiện ấn tượng của bầu trời này đã được nhìn thấy được ở tất cả bảy lục địa, và đó là một hiện tượng sẽ xảy ra sau 105 năm nữa.
4. "Siêu trăng" tái xuất lớn nhất trong năm
“Siêu trăng” được nhà chiêm tinh Richard Nolle đưa ra năm 1979, theo đó hiện tượng này được hiểu là: một Mặt trăng non hoặc trăng tròn xuất hiện khi Mặt trăng ở tại hoặc gần vị trí gần nhất so với Trái đất trong một quỹ đạo nhất định.
Trong ngắn hạn, Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời nằm trên một đường thẳng, với Mặt trăng ở vị trí gần Trái đất nhất.
Mới đây, vào lúc 19h35 tối 5/5/2012 theo giờ GMT (2h35 sáng 6/5 theo giờ Việt Nam), mặt trăng tròn đã xuất hiện tróng sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Do trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tới cận điểm – điểm gần trái đất trên quỹ đạo – nên người quan sát trên địa cầu mặt trăng đã trở nên rất to lớn.
Khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất trong siêu trăng hôm 6/5 là 356.955 km – ngắn nhất trong những lần mặt trăng tới cận điểm trong năm 2012. Vì thế đây là siêu trăng lớn nhất trong năm 2012.
5. Mặt trăng màu xanh
Theo dự kiến, hiện tượng "trăng xanh" diễn ra vào lúc 13h58 GMT ngày 31/8 (20h58 giờ Hà Nội). Đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8. Trước đó trăng đã tròn vào ngày 1/8.
Sau ngày 31/8, chúng ta sẽ phải chờ tới tận tháng 7/2015 để ngắm “trăng xanh”.
"Blue moon" (trăng xanh) là thuật ngữ tiếng Anh mà người ta dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong tháng. Tuy nhiên mặt trăng không hề phát ra ánh sáng màu xanh dương khi nó tròn lần thứ hai trong tháng.
Một số tài liệu ghi nhận trăng có màu xanh dương vào năm 1980 và 1991 do ô nhiễm không khí (các hạt bụi làm phân tán tia sáng xanh khiến chúng ta thấy mặt trăng có màu xanh).
Đây là một sự kiện thiên nhiên "siêu" kỳ thú và ngay tại Việt Nam chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng được điều này.