Khi Ấn Độ và Pakistan còn chưa phân chia thành 2 quốc gia độc lập, câu chuyện về “vị thần rắn” không ngừng được người dân truyền tai thêu dệt. Từ vùng đất nổi tiếng Kolkata, Tây Bengal Ấn Độ cho tới Peshawar của Pakistan... đâu đâu cũng có dấu vết về “người rắn” trú ngụ.
Bộ tộc "người rắn" với nhiều phong tục đặc biệt
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, chính phủ Pakistan đã đưa ra quy hoạch nơi sinh sống cho “bộ tộc người rắn”, để những thế hệ con cháu thừa hưởng khả năng điều khiển, giao lưu với loài vật đặc biệt này mãi gìn giữ được môn nghệ thuật biểu diễn độc đáo.
Mỗi khi trong gia tộc “người rắn” có bé trai chào đời, người ta lại lấy nọc rắn độc nhỏ lên người cậu bé như 1 lễ nghi truyền thống. Họ tin rằng cách làm này sẽ giúp em bé có sức khỏe cường tráng và khả năng phân biệt, gần gũi với tất cả loại rắn khác nhau.
Trẻ em sớm được tiếp cận với rắn
Sau khi trưởng thành, những bé trai “nối dõi” sẽ được dạy cách bắt rắn. Đây vừa là sứ mạng bất dịch vừa là tiêu chuẩn trở thành người đàn ông trưởng thành. Một chàng trai không biết bắt rắn cũng đồng nghĩa với việc chưa đủ tư cách để lấy vợ, lập gia đình riêng. Họ không chỉ không lấy được lòng tin của các cô gái mà còn bị xem là sự nhơ bẩn, tủi nhục cho cả gia tộc.
Trong khi đó, các cô gái của bộ tộc lại được coi trọng và “đắt giá” hơn nhiều lần nếu gia đình “nhà ngoại” giới thiệu “của hồi môn” là 1 chú rắn thông minh và “có kinh nghiệm chinh chiến”.
Bé gái sẽ "đắt chồng" hơn nếu "nhà ngoại" lo liệu chú rắn quý làm của hồi môn
Hàng năm, mỗi khi mùa xuân tới, các bộ tộc “người rắn” lại tỏa đi khắp nơi tìm kiếm vận may. Thay cho sự tôn trọng với vị thần này, trước khi bắt rắn, họ dùng ngôn ngữ đặc biệt “nói chuyện giao lưu” và “hẹn ước” sẽ mang đến sự bảo vệ, tôn trọng và chăm sóc “thần rắn”. Sau 1 năm biểu diễn, chú rắn sẽ lại được trả tự do về với thiên nhiên.
Theo 24h.com.vn