Cấu trúc cảnh quan tuyệt đẹp của cây cầu này cho thấy không phải tất cả mọi thứ đều bị thay đổi theo thời gian. Những cây cầu lơ lửng giữa hai bờ đại ngàn xanh tốt ở tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang, dọc theo bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc đã chứng minh cho kỹ năng bậc thầy của những người thợ thủ công xây dựng đầu tiên.
Cây cầu gỗ Yangmeizhou hình mái vòm này được xây dựng vào thời nhà Minh.
Trong hơn 100 cây cầu gỗ cổ kính ở Trung Quốc, thì tỉnh Phúc Kiến có tới 19 cây cầu, bao gồm cả Luanfeng ở làng Xiadang và cầu Yangmeizhou ở gần Kengdi . Cây cầu Qiancheng ở làng Tangkou , Phúc Châu còn được ghi nhận là cây cầu lâu đời nhất. Nó được xây dựng ở triều Nam Tống, khoảng năm 1127-1279. Cầu Qiancheng dài 62,7 mét; rộng 4,9 mét đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn mang giữ nguyên hình ảnh biểu tượng cho các phương pháp xây dựng cổ đại của Trung Hoa. Cây cầu này được xem như là một trong những di tích văn hóa trọng điểm của nhà nước. Trang Web của UNESCO cho biết các phương pháp truyền thống để xây dựng cầu ở Trung Quốc đang bị giảm đi rõ rệt do tốc độ đô thị hóa quá nhanh.
Cầu Yangmeizhou được xây dựng theo phương pháp chùm dệt.
Cầu Luanfeng cũng là ví dụ điển hình cho phương pháp xây dựng cầu truyền thống ở Trung Quốc.
Cấu trúc bền vững của cây cầu này được dựa vào kỹ năng xây dựng thủ công của chuyên gia về gỗ và một đội ngũ thợ mộc với quy trình thực hiện nghiêm ngặt. Cây cầu được xây dựng hoàn toàn bằng tay sử dụng kỹ năng của chùm tia dệt, tạo ra các lỗ mộng và khớp mộng. Thành cầu được che kín bằng các tấm gỗ. Các công cụ truyền thống như: cưa, rìu, đục đều được sử dụng để xây dựng cầu. Những cây cầu gỗ lịch sử có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân trong vùng.
Những cây cầu này được xem là một trong những di tích văn hóa trọng điểm của đất nước.
Cầu Qiancheng được xây dựng từ thời Nam Tống, dài 62,7 mét; rộng 4,9 mét.
Các kỹ năng và kiến thức cần thiết để duy trì cây cầu được truyền qua các thế hệ một cách nghiêm ngặt, chúng có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân trong vùng.