Những thay đổi trong tín ngưỡng truyền thống của người Hàn Quốc và sự gia tăng mạnh mẽ về hình thức hoả táng đã dẫn tới quan điểm rằng việc đưa tro cốt người chết vào bình đựng không còn là một cách tiếc thương hoàn hảo.
“Mỗi khi nhìn vào những hạt cườm này, tôi coi chúng là sự hoá thân của cha mình và tôi luôn nhớ những tháng ngày tươi đẹp bên ông”, ông Kim, 69 tuổi, tâm sự.
Những hạt cườm màu xanh được tạo thành từ tro cốt người chết.
Có khoảng 500 người đã biến tro cốt của người thân thành những hạt cườm tại Bonhyang, một công ty có trụ sở ở Icheon, ngay phía nam Seoul.Ông Kim Il-nam và một lọ hạt cườm được tạo ra từ tro cốt người cha quá cố.
Ông Bae Jae-yul, người sáng lập kiêm điều hành công ty Bonhyang, cho biết các hạt cườm cho phép mọi người giữ những người thân yêu bên cạnh mình, bất kể họ đi đâu, ông còn khẳng định: “Các hạt cườm của chúng tôi rất sạch, không bị mốc, bị hỏng hoặc có mùi khó chịu”.
Ông Bae Jae-yul, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty Bonhyang, đứng bên nhữngchiếclọ được dùng để chứa hạt cườm.
Ông Bae sử dụng nhiệt độ cực cao để nóng chảy tro cốt cho tới khi chúng được kết tinh và có thể biến thành những hạt cườm trong một quá trình kéo dài 90 phút. Màu của các hạt cườm chủ yếu là màu xanh, nhưng đôi khi là hồng, tím hoặc đen.
Tro của một người có thể tạo ra 4 hoặc 5 cốc hạt cườm, tro cốt của những người chết trẻ có thể tạo ra tới 8 cốc hạt cườm.
Ông Bae Jae-yul chỉ vào chiếc máy biến tro cốt thành các hạt cườm.
Theo Bộ Y tế Hàn Quốc, các công ty kinh doanh nghề biến tro cốt thành hạt cườm không cần xin giấy phép vì các cá nhân có quyền quyết định cần làm gì với thi thể người thân.
Tuy nhiên, ngành kinh doanh này cũng gặp phải những chỉ trích.
“Họ chỉ quan tâm tới việc thu lợi mà thôi”, ông Do Young-hoon, một nhà nghiên cứu về văn hoá lễ tang Hàn Quốc, nói.
Theo Dân Trí