Chuyên gia Mỹ giải nan đề thiếu đạn pháo của NATO

Hoàng Vân (Theo Forces.net) |

Một chuyên gia quân sự Mỹ mới đây nói rằng, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cần thực hiện đúng cách trong việc hỗ trợ quân sự cho Kiev.

Chuyên gia Mỹ giải nan đề thiếu đạn pháo của NATO - Ảnh 1.

Mỹ đã cung cấp số lượng lớn đạn pháo 155mm cho Ukraine

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022, NATO đã sát cánh cùng Ukraine cũng như Tổng thống nước này Volodimir Zelensky, cung cấp cho Kyiv vũ khí cần thiết để đối phó với lực lượng Nga.

Điều này bao gồm cả đạn dược, trong đó Ukraine tiêu thụ 250.000 viên đạn pháo 155mm mỗi tháng - gấp 4 lần công suất sản xuất của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trước chiến tranh.

Các quốc gia trong NATO hiện đang cố gắng đáp ứng nhu cầu đó, và đang tăng cường sản xuất đạn dược để hỗ trợ Ukraine.

Nhưng nó có được thực hiện đúng cách không?

Jonathan D Caverley, giáo sư chiến lược tại Đại học Chiến tranh của Hải quân Mỹ, nói với Forces News rằng, việc mua sắm đạn dược cần phải thay đổi hoàn toàn nếu Ukraine muốn có được số lượng đạn dược cần thiết.

"Mục tiêu của các nhà cung cấp, những người ủng hộ Ukraine, là có được càng nhiều đạn dược vào tay quân đội Ukraine càng nhanh càng tốt và rẻ nhất có thể trong khi chúng vẫn hoạt động được.

Đó là một dự án khác và một hoạt động kinh tế khác nhiều so với việc cung cấp ngay cả xe tăng Challengers hay M1A1 Abrams hay thậm chí là một máy bay không người lái cao cấp", giáo sư Caverley nói.

Đến năm 2028, Mỹ có kế hoạch sản xuất một triệu quả đạn pháo mỗi năm, nhưng liệu các quốc gia như Mỹ và Anh có nên đầu tư hàng tỷ USD vào việc sản xuất những loại vũ khí cơ bản hơn này trong nước không?

Giáo sư Caverley tin rằng, mô hình mua sắm như vậy có thể bảo vệ năng lực chủ quyền nhưng nó không hiệu quả và không kinh tế.

Thay vào đó, các quốc gia phương Tây nên coi đạn pháo, máy bay không người lái và hệ thống tên lửa vác vai là những sản phẩm cơ bản có thể được sản xuất với số lượng lớn bởi các công ty trên toàn cầu - với việc thị trường phải tìm ra cách sản xuất chúng hiệu quả nhất về mặt chi phí.

"Để cung cấp cho Kiev số lượng vũ khí cần thiết, châu Âu và Mỹ cần tận dụng tốt hơn sức mua khổng lồ của mình", vị giáo sư lưu ý.

Ông lập luận rằng, Mỹ, EU và NATO sẽ mua phần lớn số đạn pháo, và có thể giao việc chế tạo cho bất kỳ nhà sản xuất nào có thể sản xuất chúng theo thông số kỹ thuật nhanh nhất và với giá tốt nhất.

Giáo sư Caverley nói thêm rằng, thị trường cũng có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu tiêu chuẩn hóa vũ khí, với 15 nhà sản xuất sản xuất đạn pháo 155mm ở châu Âu.

Nhưng không phải tất cả các viên đạn đều giống hệt nhau, đó đang là một vấn đề lớn đối với các đội pháo binh Ukraine đang cố gắng chống lại các cuộc tấn công dữ dội của Nga.

Ông Caverley cũng cho biết đã có những câu chuyện về việc quân đội Ukraine phải cân đạn pháo để tìm ra thứ họ đang làm việc trước khi nhập dữ liệu vào bảng tính để tính toán lại đường đạn nhằm đưa bom trúng mục tiêu.

"Và đó là loại đạn pháo 155mm mà chúng tôi cho là đã được tiêu chuẩn hóa theo thời gian", ông nói.

Giáo sư Caverley cuối cùng lưu ý, các quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc đang lắng nghe lập luận của ông, trong đó cuộc chiến ở Ukraine mang đến cơ hội ngàn năm có một để hợp lý hóa cách thức hoạt động mua sắm quốc phòng.

Nó sẽ dẫn đến việc loại bỏ sự trùng lặp và tiêu chuẩn hóa nhiều loại vũ khí hơn trong khi cung cấp cho Ukraine đạn dược và thiết bị mà Kiev muốn với tốc độ và số lượng mà nước này rất cần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại