Thịt lợn giúp cung cấp protein, chất béo và khoáng chất mà cơ thể bạn cần để hoạt động. Hơn nữa, thịt lợn rất ngon, dễ chế biến và dễ ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo rằng một số bộ phận của lợn mà bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe. Cụ thể những bộ phận sau:
Phần tiết lợn: Trong số các thực phẩm có bổ sung sắt, tiết lợn đứng đầu danh sách lựa chọn. Miễn là lợn khỏe mạnh, các sản phẩm làm từ tiết của nó là có thể sử dụng được. Nhưng nếu bạn không cẩn thận mua tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì đó là một vấn đề khác.
Miễn là lợn khỏe mạnh, các sản phẩm làm từ tiết của nó là có thể sử dụng được (Ảnh minh họa)
Tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh. Hãy nhớ, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Gan của lợn: Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, nếu mua, hãy chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Thịt cổ lợn: Thông thường, khi làm thịt lợn, người ta sẽ bắt đầu lấy tiết từ vùng cổ và có rất nhiều máu tích tụ lại ở vùng này. Lợn cũng thường được tiêm thuốc vào vùng cổ. Ngoài ra, ở cổ lợn, sẽ có một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đồng thời là nơi trú ngụ của rất nhiều virus, chất độc và các chất có hại của vi khuẩn, vì vậy khi mua thịt lợn, bạn phải tránh mua phần thịt cổ.
Lòng lợn: Ăn lòng lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khủng khiếp đe dọa sức khỏe. Chỉ có điều khi ăn món này có thể chúng ta quên mất một điều rằng, lòng lợn (ruột già) là nơi chứa chất cặn bã của thức ăn sau tiêu hóa thải ra (mà ta gọi là phân). Lòng lợn là nơi các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ tồn tại nhiều kí sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh… Ngoài ra, lòng lợn còn chứa lượng cholesterol có hại cho cơ thể nên cần hạn chế ăn món này.
Phổi lợn: Phổi lợn là nơi chứa rất vi khuẩn vì đây là nơi trao đổi không khí với bên ngoài. Với đặc điểm là dán mũi xuống đất, lợn có nhiều khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày.
Khi ăn phần này, rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên, nếu chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.
Lưu ý khi sử dụng thịt lợn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù là thực phẩm lành tính phù hợp với hầu hết mọi người nhưng việc ăn quá nhiều thịt lợn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch …
Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo không nên nạp quá nhiều thịt vào cơ thể. Trung bình mỗi người không nên ăn quá 200gr thịt lợn/ngày, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần.
Để vẫn được ăn thịt thường xuyên mà vẫn giảm bớt lượng thịt nạp vào cơ thể, tốt nhất khi chế biến thịt nên kết hợp với các loại rau giàu vitamin C như ớt xanh, cải chíp, mướp đắng,… Điều này không chỉ thúc đẩy sự hấp thụ sắt, còn có thể cân bằng chế độ ăn uống, tránh ăn quá nhiều thịt lợn.
(t/h theo Lao Động, Khỏe&Đẹp)