Chiến lược ba giai đoạn gồm tái thiết lập đòn bẩy tên lửa, tiếp cận ngoại giao với Bình Nhưỡng, cũng như sử dụng các mối đe dọa ngầm và tấn công mạng.
Theo chuyên gia này, việc đầu tiên Mỹ cần làm là khôi phục lại tầm ảnh hưởng đã mất của mình suốt nhiều năm qua, kể từ khi Bình Nhưỡng bắt đầu tiến hành các vụ thử vũ khí.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng có hai quyết định thể hiện hướng đi này, gồm cho phép tăng cường các bệ phóng tên lửa phòng thủ quốc gia và đề nghị triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để bảo vệ Hàn Quốc.
Nhân tố thứ hai là nỗ lực ngoại giao nhằm tiếp cận Triều Tiên. Điều này có lẽ sẽ rất khó khăn sau các nỗ lực đàm phán thất bại cũng như sau cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier tại Triều Tiên. Tuy nhiên, đây sẽ là yêu cầu chính trị cần thiết để giành được sự ủng hộ về ngoại giao hoặc chấp nhận những biện pháp cứng rắn cần thiết.
Nhân tố cuối cùng là khởi động các chương trình đe dọa tới sự tồn tại của chế độ hiện hành ở Triều Tiên bằng các phương tiện bí mật hoặc qua mạng. Mục tiêu là thay đổi tính toán của ông Kim Jong-un về nơi xuất phát các mối đe dọa tới sự sống còn của ông.
Theo chuyên gia này, Triều Tiên không có ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng cũng không có ý định sử dụng để tấn công, trừ trường hợp bắt buộc. Bắc Kinh sẽ không từ bỏ nước láng giềng vì sợ mất vùng đệm chống lại ảnh hưởng của Mỹ tiến thẳng vào biên giới của Trung Quốc với Bán đảo Triều Tiên.