Chuyện đời tỷ phú Mười Bơ ở Dak Lak: Bỏ học từ lớp 6, trốn nhà đi tàu lậu vào Nam với "độc" 1 cây sáo trúc và thân hình 36kg, nung nấu ước mơ thoát nghèo

Tiên Yên |

Trải qua những biến cố, cùng với ý chí nỗ lực không ngừng, cuối cùng "vua bơ" Tây Nguyên đã gặt hái được những "trái ngọt" đời mình.

GS.TS. Nguyễn Lân Dũng từng nhận xét trên Thanh niên: "Mọi người gọi Mười là "vua bơ" vì anh là người hiểu biết hơn ai hết về cây bơ và cũng là người cấp giống bơ tốt nhất, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ cho đồng bào khắp vùng Tây Nguyên".

Vượt qua giông bão

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó có 11 người con ở Diễn Châu, Nghệ An, anh Trịnh Xuân Mười (sinh năm 1974) từng nói về quá khứ của mình “khổ không bút mực nào tả hết”. Bỏ học từ lớp 6, tới năm 16 tuổi, tức vào năm 1990, Mười bỏ nhà vào Nam với hi vọng thoát khỏi cảnh nghèo khổ hiện tại. Cùng với cơ thể suy dinh dưỡng chỉ nặng chưa đến 36 kg của mình, Mười đi lậu trên chuyến tàu Thống Nhất, không một xu dính túi, không có một mối quan hệ, hành trang duy nhất chỉ là cây sáo trúc.

Nhưng cũng từ sự việc ngày hôm ấy, khi bị đuổi xuống khỏi tàu giữa chừng, Mười gặp được những "người lạ" tốt bụng, cho đồ ăn, cho áo cũ, cho lời khuyên... Cũng bởi vậy, Mười quyết tâm không chịu cảnh xin ăn, bắt đầu lân la xin một anh tài xế xe khách chạy tuyến Nha Trang - Buôn Ma Thuột làm phụ xe để đi lên Tây Nguyên. Rong ruổi khắp nơi Đak Lak, Mười đi làm thuê cuốc mướn, cấy lúa, gặt lúa, làm thuê cho các chủ vựa cà phê, chủ trại bơ.

Tới khi chắt chiu tích cóp đủ tiền mua được một chiếc xe đạp, một lần nữa, ý chí của Mười lại được "bật công tắc". Anh không muốn mình làm thuê cả đời nên tự mình đi mua gom bơ bán lại cho các thương lái. Ở tuổi 22, anh cưới vợ và quyết tâm cùng vợ thoát nghèo, đổi đời.

Chuyện đời tỷ phú Mười Bơ ở Dak Lak: Bỏ học từ lớp 6, trốn nhà đi tàu lậu vào Nam với độc 1 cây sáo trúc và thân hình 36kg, nung nấu ước mơ thoát nghèo - Ảnh 1.

Nỗ lực được đền đáp

Trong những lần đi gom bơ, Mười khá chú trọng đến những cây bơ cho năng suất cao và ngon. Sau đó, anh tự mình tìm tòi, thử trồng trên mảnh đất 1,3 ha mua với giá 55 triệu đồng nhưng bơ không chất lượng như ý anh.

Không tự giải thích được lí do, Mười tới Viện Khoa học nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây nguyên để tìm hiểu cách lai ghép giống bơ nhưng tại thời điểm ấy, Viện không thể giúp đỡ anh vì chưa có ai thực hiện nghiên cứu này. Không bỏ cuộc, Mười tìm đến sự giúp đỡ của GS.TS. Nguyễn Lân Dũng để tìm tài liệu nghiên cứu. Có thể nói, đây là một trong những bước ngoặt lớn của anh vì anh đã hiểu “tính di truyền quyết định bởi cành ngọn”. Cụ thể, anh đã thành công khi ghép mắt chồi của cây bơ giống tốt lên thân cây bơ được ươm bằng hạt.

Năm 2006, vườn bơ ghép không những trĩu quả mà quả nào quả nấy khi chín đều cho cơm vàng béo ngậy. Năm 2010, anh đăng ký sở hữu độc quyền 10 giống bơ quý cả chính vụ và trái vụ do anh lai tạo thành công và cả nhãn hiệu “BXM” (tức Bơ Xuân Mười) lên Cục Sở hữu trí tuệ.

Chuyện đời tỷ phú Mười Bơ ở Dak Lak: Bỏ học từ lớp 6, trốn nhà đi tàu lậu vào Nam với độc 1 cây sáo trúc và thân hình 36kg, nung nấu ước mơ thoát nghèo - Ảnh 2.
Chuyện đời tỷ phú Mười Bơ ở Dak Lak: Bỏ học từ lớp 6, trốn nhà đi tàu lậu vào Nam với độc 1 cây sáo trúc và thân hình 36kg, nung nấu ước mơ thoát nghèo - Ảnh 3.
Chuyện đời tỷ phú Mười Bơ ở Dak Lak: Bỏ học từ lớp 6, trốn nhà đi tàu lậu vào Nam với độc 1 cây sáo trúc và thân hình 36kg, nung nấu ước mơ thoát nghèo - Ảnh 4.

Đồng thời, diện tích trang trại bơ ban đầu của anh chỉ là 1,3 ha nhưng sau đó, nhờ có thành công vang dội của anh mà trang trại đã rộng thêm 12 ha nữa. Bên cạnh đó, trang trại của anh còn cung cấp cây giống cho khắp Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Cũng bởi vậy, anh được biết đến với tên gọi khác "vua bơ" Tây Nguyên, tỷ phú Mười Bơ.

Theo thống kê, tới tháng 6/2014, gia đình anh Mười sở hữu 400 cây bơ cho sản lượng trái 3 tạ/cây, thu hoạch cả năm là 120 tấn tương đương gần 2 tỷ đồng; và tiêu thụ hết 10 vạn cây giống một năm với giá 45.000 đồng/cây, thu về khoảng 4,5 tỷ đồng. Anh Mười cho biết 1 năm có thể thu về 15 tỷ đồng từ quả bơ và doanh thu từ vườn ươm khoảng 120.000 cây bơ giống quý trong nước và Úc cũng có thể đem lại con số tiền tỷ.

Anh Mười từng chia sẻ trên VTV: "Tôi thấy cây bơ có giá trị từ lâu nhưng ít người quan tâm đến, nên mình mày mò tìm tòi tạo những giống có giá trị cao. Từ đó, kinh tế của gia đình đỡ đi và sau này được sự giúp đỡ của các nhà khoa học động viên làm giống, nhân giống cho bà con ở Tây Nguyên nên tôi quyết tâm mở rộng vùng nguyên liệu. Tôi mong sao bà con nông dân khi trồng giống bơ trước hết hiểu quy trình chăm sóc để đạt giá trị kinh tế cao".

Chăm chút cho cuộc sống cá nhân

Trải qua những khó khăn, gian khổ, là điển hình của người nông dân làm giàu từ cây bơ, anh Mười luôn tâm niệm lấy chữ tâm, chữ tín làm tiêu chuẩn cho thương hiệu bơ giống của mình. Cùng với những nỗ lực không ngừng, có thể khẳng định, anh Trịnh Xuân Mười đã thực hiện được ước mơ thoát nghèo năm xưa thành công vang dội.

Cuộc sống của anh hiện tại dường như tập trung nhiều vào gia đình và những sở thích cá nhân. Thích ca hát, anh tự mình viết nên những khúc nhạc thông qua những trải nghiệm vui có, buồn có từ cuộc đời mình. Thi thoảng, anh vẫn tham gia biểu diễn tại một số chương trình ca nhạc để thoả mãn đam mê. Bên cạnh đó, anh cũng dành nhiều thời gian cho vợ và 3 đứa con.

Chuyện đời tỷ phú Mười Bơ ở Dak Lak: Bỏ học từ lớp 6, trốn nhà đi tàu lậu vào Nam với độc 1 cây sáo trúc và thân hình 36kg, nung nấu ước mơ thoát nghèo - Ảnh 5.
Chuyện đời tỷ phú Mười Bơ ở Dak Lak: Bỏ học từ lớp 6, trốn nhà đi tàu lậu vào Nam với độc 1 cây sáo trúc và thân hình 36kg, nung nấu ước mơ thoát nghèo - Ảnh 6.

Ảnh: Thanh niên, Tiền Phong.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại