Thời đại công nghệ tiên tiến, điện thoại di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
Thậm chí, trẻ nhỏ cũng được bố mẹ cho tiếp xúc với màn hình điện thoại hay máy tính bảng từ rất sớm, hầu hết với mục đích dỗ trẻ ngồi một chỗ không quấy khóc trong lúc ăn hay khi phụ huynh bận rộn làm việc riêng.
Chắc chắn bố mẹ nào cũng biết tác hại của ánh sáng điện thoại và luôn cố gắng hạn chế thời gian chơi của trẻ.
Thế nhưng, rất nhiều người lại không mảy may để ý đến thói quen sử dụng điện thoại của trẻ, để rồi xảy ra sự việc đáng tiếc.
(Ảnh minh họa)
Bố mẹ cậu bé Xiao Ming, 7 tuổi, điều hành một nhà hàng nhỏ nên thường không có thời gian chăm sóc con.
Vậy nên từ 5 năm trước, đứa trẻ này đã được làm quen với điện thoại để không phải quấy khóc mỗi khi bố mẹ làm việc. Ban đầu là phim hoạt hình, dần dần sau bố mẹ chủ động tải game về máy cho con trai chơi.
Nghĩ rằng chỉ cho con chơi trong khoảng thời gian nhất định trong ngày sau bữa cơm chiều đến lúc ngồi vào bàn làm bài tập nên bố mẹ Xiao Ming không mảy may để ý sự thay đổi thị lực của con.
Từ lúc học tiểu học, Xiao Ming đã bắt đầu cảm thấy thị lực suy giảm, nhưng lại sợ bố mẹ không cho chơi điện thoại nữa nên không dám nói. Mãi cho đến khi không còn nhìn thấy thứ gì nữa, đứa trẻ 7 tuổi mới khóc thét lên.
Sau khi đưa Xiao Ming đến bệnh viện, bố mẹ em chết đứng trước chẩn đoán của bác sĩ.
Cậu bé đã bị mù vì tiếp xúc với màn hình điện thoại quá nhiều, không chỉ sử dụng trong thời gian bố mẹ quy định mà buổi tối, em còn lén đem lên giường ngủ để chơi.
Hành vi này khiến thị lực của em suy giảm trầm trọng, cuối cùng là dẫn đến hậu quả đáng tiếc như hiện tại.
Các chuyên gia cảnh báo phụ huynh tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện thoại quá sớm, kể cả việc xem TV cũng phải hạn chế.
Độ tuổi phù hợp để trẻ làm quen với những món đồ công nghệ là 6 tuổi trở lên và bắt buộc phải có sự giám sát của phụ huynh tránh trường hợp bé chơi quá lâu trong thời gian dài cũng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.
(Nguồn: Sohu)