1. Nghèo nhưng không có chí tiến thủ
Xã hội thiếu gì người nghèo. Nhưng quan trọng là thái độ và hành động của họ khi đối diện trước cái nghèo của bản thân.
(1) Có người chấp nhận cái nghèo về mình, rầu rĩ, ủ rũ cả ngày. Cứ kể có thất bại là lại tự ti, cáu bẳn đổ tại cho số phận nên không có cách nào ngóc lên được. Đừng để bản thân cứ vòng vòng trong cái vết xe đổ của sự thất bại, sự đổ lỗi cho hoàn cảnh và nghiệp chướng mà làm khổ chính mình, làm khổ bố mẹ, vợ con.
Chung Ju yung- người đã gây dựng nên đế chế Hyundai, tập đoàn đa quốc gia lớn thứ hai Hàn Quốc từng nói: "Là đàn ông, ý chí là quan trọng nhất. Còn trẻ, bạn có thể nghèo tài sản, nghèo vật chất, nhưng không được phép nghèo ý chí. Cứ mãi đổ lỗi cho khó khăn, hoàn cảnh nghèo nàn và thiếu nguồn lực, bạn sẽ mãi chỉ là một tên đớn hèn, vô dụng và thất bại".
(2) Nhưng có những người lại tích cực một cách quá đà trước cái nghèo. Chính xác là nghèo nhưng không nhận là mình nghèo, lại đi đua đòi. Ông cha ta thường gọi đó là "Ăn mày mà đòi xôi gấc", "Con nhà lính tính nhà quan".
Những người này nghèo mà ham của sang trọng, không xứng. Nhiều lần cuộc đời đã cho ra nhiều lần vấp ngã, nhưng những con người này vẫn không biết mình là ai, tự cao tự đại luôn coi mình là cái rốn của vũ trụ, với suy nghĩ: "Một ngày "nào đó" mình sẽ giàu, mình sẽ cho họ biết tay".
Đàn ông lương tháng 7, 8 triệu mỗi tháng nhưng khi mọi người nhìn vào đều cảm giác như anh ta có thu nhập hàng chục triệu đồng. Nhất định phải mua áo quần hàng hiệu có giá khủng để bằng bạn bằng bè, sắm điện thoại đời mới nhất để khoe mẽ với người đời.
(3) Không thể bỏ qua loại đàn ông có được chút của cải thì hống hách, lên mặt
Người đàn ông thông minh luôn biết cách đi đúng, dù bản thân có đạt được thành tựu gì cũng chẳng tùy tiện khoe mẽ bởi họ luôn ý thức được rằng chỉ có khiêm tốn mới giúp họ có thể đi xa hơn, làm việc lớn hơn.
Những người có đặc điểm trên chính là kiểu đàn ông không có tiền đồ.
2. Dốt nhưng mang thói giấu dốt
Dù là ai, làm gì thì chắc chắn ta luôn "dốt" ở một mặt nào đó, không có ai là hoàn hảo.
Đối diện với thực tế này, đàn ông không có tiền đồ thường lại hay có thói giấu đi cái dốt của mình. Không thừa nhận cái thiếu sót của mình để dần tìm ra cách cải thiện, mà lại đi che giấu để người khác nghĩ tốt, nghĩ đẹp về mình.
Bỏ đi tính sĩ diện hão, có lại cuộc đời. Người ta cười một lần rồi thoáng quên ngay nếu anh nói không biết, nhưng người ta cười cả đời khi thấy anh không biết mà giả vờ tỏ ra là mình biết. Vì sự thật là "cái kim trong bọc lâu ngày cũng thòi ra", thiếu sót ở việc nhỏ sẽ thể hiện ra sự không thành ở việc lớn.
Cái trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt sẽ không bao giờ có thể khá lên được nếu không biết nhìn nhận và đối diện với chính bản thân mình để thay đổi.
3. Ỷ lại, dựa dẫm
Trước đây, trên MXH phổ biến câu chuyện: "Người thứ nhất nhà nghèo, lớp 6 phải đi bộ sang nhà tôi cùng nhau đạp xe đến lớp. Giờ 26 tuổi, bạn mua được nhà riêng, ôtô, tài khoản 10 số 0, có một bé gái kháu khỉnh, tôi nể bạn.
Người thứ hai nhà đầy đủ mọi thứ, nhưng bạn không dựa dẫm vào bố mẹ, làm việc từ 6h sáng đến 1h đêm không nghỉ, tự lực kiếm ăn nuôi gia đình, tôi phục bạn.
Còn những thanh niên sức dài vai rộng câu cửa miệng luôn: "Mẹ ơi mẹ đẹp như tiên, mẹ thêm dấu huyền mẹ gửi cho con" hay "Nhà bạn gái tớ giàu lắm" thì thực sự vỗ ngực ở đâu chứ đừng ngồi trước mặt tôi"
Có câu nói: Thước đo một người đàn ông không phải khoảnh khắc anh ta thoải mái và nhàn hạ mà tại thời điểm anh ấy tranh luận và đối mặt với thử thách.
Tuy vậy vẫn có kiểu đàn ông thích nịnh bợ, sống thiếu trách nhiệm, chỉ làm những việc có ích cho bản thân. Quan điểm sống của họ là dùng mọi mánh khóe để có tiền, có địa vị. Sự thiển cận trong tư duy khiến họ chẳng buồn chịu trách nhiệm cho chính tới tương lai của mình. Đây không chỉ là vấn đề về tầm nhìn, mà còn là vấn đề về nhận thức.
Có nhiều đàn ông được gia đình hậu thuẫn, dựa dẫm hoàn toàn vào ba mẹ không khác gì "kí sinh trùng mà chẳng buồn cố gắng. Từ thái độ sống dửng dưng ấy sẽ dẫn đến việc thờ ơ trong sự nghiệp, không có khả năng tự lập vì suy nghĩ "nhà anh giàu, ba mẹ anh lo", sau này chỉ khổ lên đầu vợ con, cha mẹ.