Chiến sự Syria: Mỹ có thể “xé rào” quan hệ khăng khít của Nga-Iran cho toan tính ở Syria?

Vũ Thu Hương |

Sự rút lui của Mỹ ở Syria có thể thúc đẩy sự khăng khít trong quan hệ Iran và Nga. Và điều này cũng khiến Iran và Nga đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của họ ở Trung Đông.

Theo Rand, sự rút lui của Mỹ ở Syria có thể thúc đẩy sự khăng khít trong quan hệ Iran và Nga . Và điều này cũng khiến Iran và Nga đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của họ ở Trung Đông. Sự quyết tâm và ưu tiên rõ ràng hơn của Mỹ ở Syria có thể làm giảm rủi ro và giúp tránh tính toán sai cho nước này.

Ở Afghanistan, Syria và các nơi khác ở Trung Đông, cuộc rút quân của Mỹ kết hợp với nỗ lực ngoại giao khiêm tốn đang báo hiệu sự bất hòa và yếu kém trong quyết định của Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên, Nga và Iran đang hợp tác để làm gia tăng xu hướng này.

Trong khi đó, Nga đang ồ ạt tấn công ở mọi mặt trận. Ở miền đông Syria, Nga đang triển khai lực lượng gần hơn với các vị trí của quân đội Mỹ. Tại Afghanistan, Mỹ đang điều tra nghi vấn ba lính Mỹ chết vì chất nổ do phiến quân Taliban và cáo buộc có liên quan tới tiền thưởng của Nga.

Tại Iraq, mối quan hệ quân sự sâu sắc của chính phủ nước này với Nga rất có thể là bàn đạp đáp trả vụ Mỹ ám sát Tướng Qasem Soleimani của Iran. Tại Libya, máy bay chiến đấu và lực lượng lính đánh thuê của Nga đã triển khai ở nhiều nơi.

Trong khi đó, Iran đang vươn tiến về phía Nga. Vào ngày 21/7, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif đã có chuyến thăm thứ hai tới Moscow trong một tháng.

Ở Syria, Iran và Nga đã cùng hợp lực ủng hộ chính quyền Assad và "ngắm nhìn" Mỹ tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.

Mặc dù tại nhiều thời điểm, Iran và Nga đã thất vọng với Tổng thống Syria Assad, tuy nhiên họ vẫn tăng cường hợp tác.

Các cố vấn của Lực lượng Quds đã hoạt động cùng với các sĩ quan Nga để hỗ trợ lực lượng Syria. Matxcơva và Tehran cũng có một số lợi ích chung ở Nam Kavkaz cũng như Trung và Nam Á.

Lầu Năm Góc đã bày tỏ quan ngại về mối quan hệ Nga-Iran vượt xa ở góc độ vấn đề xung đột tại Syria hay những cuộc tập trận và bán vũ khí ở nơi khác.

Iran và Nga có thể đã tìm kiếm sự ủng hộ của Afghanistan. Dù điều này không phải là lý do duy nhất để Mỹ ở lại Afghanistan, nhưng đây thực là một trong những khả năng khiến Washington phải đau đầu toan tính lại kế sách của mình.

Chiến sự Syria: Mỹ có thể “xé rào” quan hệ khăng khít của Nga-Iran cho toan tính ở Syria? - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Iran

Dù chuyện Nga-Iran hợp tác không mới nhưng chính sách của Mỹ cho thấy những rủi ro trong việc lựa chọn chính sách trong phạm vi hẹp để gây tổn hại cho các lợi ích khác lớn hơn của Mỹ. Vào tháng 10 năm 2018, Mỹ đã rút quân khỏi các vùng phía đông bắc Syria khiến các đồng minh người Kurd thất vọng.

Nga khi đó đã tìm cách lấp đầy khoảng trống quyền lực và kiểm soát nhiều hơn. Iran tất nhiên cũng có nhiều cơ hội hơn cho những toan tính của mình. Tháng 3 năm ngoái, các lực lượng đối tác của Mỹ đã đụng độ với các dân quân liên kết với Iran gần al-Tanf.

Khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Mỹ đã xa lánh các đồng minh châu Âu và hỗ trợ Iran và Nga nâng cao tầm vóc quốc tế của họ.

Trong khi đó, một số người đã lập luận rằng "áp lực tối đa" đang gây tổn hại đáng kể cho Iran, tuy nhiên có thể nhận thấy Washington lại có thái độ cải thiện quan hệ tích cực với Tehran, thông qua chiến lược ngoại giao nhằm bảo đảm các mối quan hệ song phương mới và sâu sắc hơn.

Ngay cả Trung Quốc cũng đang tỏ ra hào hứng hòa nhập với trục quan hệ Nga-Iran. Tháng 12 năm ngoái, ba nước đã tham gia cuộc tập trận ba bên đầu tiên.

Khi cuộc bầu cử Mỹ gần kề những tranh luận về lợi ích của Mỹ trong khu vực được nhắc đến nhiều, bao gồm cả cách Nga và Iran có thể gây nguy hiểm cho Mỹ.

Những tranh luận này có thể giúp Mỹ hiểu rõ hơn về lợi ích của mình và sẽ đầu tư cho quan hệ ngoại giao với Iran, trong khi vẫn duy trì các đội ngũ quân sự ở Syria và Afghanistan để đối trọng với hoạt động của Iran và Nga.

Kể từ cuộc chiến ở Iraq năm 2003, Mỹ đã không có một chính sách đối ngoại nhất quán ở Trung Đông.

Nếu không có một cuộc thảo luận thẳng thắn hơn về chi phí và lợi ích ở Trung đông, Washington khó có thể đạt được các mục tiêu của mình.

Các đồng minh và Quốc hội Mỹ có thể ít ủng hộ các chính sách như gây áp lực buộc Iran ngừng can thiệp vào Syria hay kéo lực lượng Mỹ ra khỏi Syria.

Tương tự như vậy, các chính sách của Mỹ có thể gặp khó nếu họ tìm cách chống lại sự can thiệp của Nga vào Syria.

Nếu không có nỗ lực quân sự và ngoại giao, Mỹ có thể không thể đảm bảo lợi ích của mình ở các khu vực xung đột ở Trung Đông, nơi Iran và Nga đang hợp tác để để chống lại sự hiện diện của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại