Chiến sự Nga - Ukraine: Khó khai hỏa vũ khí hạt nhân

Trương Khắc Trà |

Theo các nhà phân tích phương Tây, việc sử dụng vũ khí hạt nhân - dù là chiến lược sẽ là lợi bất cập hại đối với Nga.

Mỹ viện trợ thêm cho Ukraine hệ thống tên lửa HIMARS

Mỹ viện trợ thêm cho Ukraine hệ thống tên lửa HIMARS

Xung quanh diễn biến chiến sự Nga - Ukraine đã xảy ra nhiều sự kiện đáng lưu ý. Tất cả các diễn biến ấy đều không có lợi cho Moscow cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Song song với đó, giới chức cấp cao Nga liên tục nhắc đến vũ khí hạt nhân.

Đức- nền kinh tế lớn nhất châu Âu , đã đạt được thỏa thuận cung cấp năng lượng từ các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), mở đường cho hàng loạt quốc gia thoát khỏi "vòng kim cô" năng lượng Nga.

Thật trùng hợp, ngày 28/9, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu von Der Layen đề xuất gói cấm vận thứ 8 nhằm vào Nga, nâng lên tổng cộng 11.000 danh mục. Siết chặt hoạt động buôn bán kim cương, cấm công dân châu Âu tham gia điều hành các công ty Nga, cùng hàng loạt mặt hàng liên quan đến quốc phòng, hạt nhân,…dự kiến tước đi của Nga 7 tỷ USD/năm.

Đến nay, đã có ít nhất 3 vụ rò rỉ đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu. Phía EU cho rằng "đây là hành động cố ý" làm trầm trọng thêm an ninh năng lượng trên toàn "lục địa già". Liệu đây có phải là đòn đánh trả các lệnh trừng phạt kinh tế?

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa phê duyệt thêm 1,1 tỷ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Đây được xem là động thái đáp trả sau khi Moscow tổ chức trưng cầu dân ý với kết quả áp đảo mở đường sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ Ukraine. Từ nay đến cuối năm 2022, Washington tiếp tục bơm 12 tỷ USD cho Ukraine; số tên lửa HIMARS tăng lên gấp đôi.

Lệnh động viên quân sự một phần ở Nga có phạm vi lớn hơn cam kết ban đầu - đối tượng ra chiến trường không dừng lại ở cựu quân nhân xuất ngũ, cả nông dân đều được gọi. Đại sứ quán các nước Mỹ, Ba Lan, Bulgaria kêu gọi công dân rời Nga ngay lập tức!

Ngày 27/9 vừa qua, ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã chỉ ra tình huống có thể thúc đẩy Moscow tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân tại Ukraine.

Tổng thống Vladimir Putin trong bài phát biểu ngày 21/9 cũng ám chỉ về một cuộc tấn công hạt nhân, tuyên bố sử dụng "tất cả công cụ sẵn có" để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia - nghiễm nhiên bao gồm cả những nơi đã có kết quả trung cầu dân ý.

Đây không phải lần đầu tiên Moscow mang vũ khí hạt nhân ra "nói chuyện", nhưng lần này nó bao hàm nguy cơ lớn hơn lúc nào hết - trong lúc Nga chịu sức ép rất lớn cả bên trong lẫn bên ngoài.

Những cảnh báo như vậy giúp răn đe phương Tây giảm hành động ủng hộ Ukraine. Nhưng ngược lại, Mỹ và châu Âu không chiều theo ý muốn của Kremlin. Theo các chuyên gia phương Tây, sử vũ khí hạt nhân là lợi bất cập hại với Nga.

Chiến sự Nga - Ukraine: Khó khai hỏa vũ khí hạt nhân - Ảnh 2.

Sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine không có lợi cho Nga

Hoàn toàn có thể loại trừ kịch bản Nga tấn công hạt nhân toàn diện, nếu là đầu đạn hạt nhân chiến lược quy mô nhỏ không đủ sức đè bẹp đối thủ, do quân Ukraine phân bổ rải rác từ miền Bắc tới miền Nam. Quân Nga cũng phải đối mặt với phóng xạ trên chiến trường.

Khởi động vũ khí hạt nhân là quá trình giải mã công nghệ bảo an vô cùng phức tạp - không nằm trong tay một người và không dễ đạt được đồng thuận tuyệt đối trong bối cảnh làn sóng phản chiến đang mạnh lên từng ngày.

Ông Valeriy Akimenko, Chuyên gia về vũ khí hạt nhân Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Xung đột cho rằng: "Ngay cả khi mệnh lệnh được ban ra, việc các chỉ huy quân sự Nga có tuân theo để kích hoạt đầu đạn hạt nhân hay không cũng sẽ là một câu hỏi lớn".

Sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ khiến Nga vi phạm trầm trọng hiệp ước toàn cầu, đẩy phong trào chống Nga bùng phát dữ dội, một số đồng minh không còn lý do để đứng về phía Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại