Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"

Vân Đức |

Từng rơi vào tuyệt vọng, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và không có công việc ổn định, chị Phạm Thị Son (1985, Hà Nội) đã thay đổi cuộc đời mình sau khi lội ngược dòng.

"Tôi chỉ hy vọng anh thay đổi, nói một lời xin lỗi"

Sinh ra ở một vùng quê nghèo, chị Phạm Thị Son ngay từ nhỏ đã luôn ý thức được học hành là con đường duy nhất giúp tương lai của bản thân sáng lạng. Bởi vậy, chị đã không ngừng nỗ lực phấn đấu suốt 12 năm và thi đỗ vào Đại học.

Bước vào cánh cổng Đại học, chị Son tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình, không ngừng phấn đấu. Nhờ vậy sau khi tốt nghiệp Đại học, chị đã xin được một công việc ổn định với mức lương khá cao so với thời bấy giờ.

Cũng trong quá trình học tập và làm việc ở Hà Nội, chị đã gặp được mối nhân duyên của đời mình. Với quan niệm "yêu là phải cưới", sau 2 năm ra trường, cả hai đã quyết định tiến đến hôn nhân.

Thế nhưng, đã không ít lần bố chị Son khuyên ngăn con gái mình nên từ bỏ. Bởi, ông cho rằng chị Son là một người thẳng thắn, chịu khó, chăm chỉ và ngăn nắp còn chồng chị thì ngược lại.

"Lúc đó tôi không nghe lời bố, vẫn quyết định kết hôn với anh ấy. Vì tôi luôn nghĩ "yêu là phải cưới", chứ không muốn yêu xong rồi lại chia tay", chị Son tâm sự.

Năm 24 tuổi, chị Son lấy chồng. Vài năm đầu sau hôn nhân, cuộc sống của vợ chồng chị Son rất hạnh phúc, cả hai thường xuyên chia sẻ, lắng nghe tâm tư tình cảm của nhau.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 1.

Thời điểm bấy giờ, chị Son đi làm văn phòng, chồng chị làm tại bệnh viện. Cả hai đều có mức lương cao.

Một năm sau hôn nhân, vợ chồng chị quyết định xây một căn nhà ở Hà Nội bằng khoản tiền tích góp và vay mượn thêm của mọi người. Để có thêm khoản thu nhập, ngoài việc làm ở văn phòng, hễ có thời gian rảnh, chị lại bán hàng trên mạng.

Thế nhưng, đến khi vợ chồng chị chào đón cậu con trai đầu lòng, mọi thứ dần trở lên bị xáo trộn. Lúc bấy giờ, chị bị áp lực nhiều thứ từ gia đình đến công việc. Ngoài công việc ở công ty, tối về chị lại bận rộn chăm con và dọn dẹp nhà cửa.

Còn chồng chị mỗi khi sau giờ tan làm, anh lại ra quán game chơi với bạn hoặc nếu có về nhà thì lại cắm mặt vào điện thoại. Việc nhà, chồng chị không bao giờ động đến hay phụ giúp vợ.

Điều đó khiến chị Son cảm thấy thất vọng. Nhiều lần, chị Son nằm tâm sự với chồng, mong chồng có thể cùng mình vun vén, chăm lo hạnh phúc gia đình nhưng mọi thứ nhận lại là sự thờ ơ, vô cảm.

Sau khi sinh bé trai thứ 2, chồng chị bắt đầu lao vào những cuộc nhậu đến khi say mềm mới trở về nhà, không đi nhậu thì lại cắm mặt vào những trò chơi vô bổ. Còn chị Son, chị phải gánh vác tất cả. Sau giờ tan làm ở công ty, chị nhanh chóng đến trường đón con, về nhà thì dọn dẹp, nấu ăn, giặt giũ,... Chính vì vậy chị chẳng còn thời gian dành cho bản thân mình.

Khi bé trai thứ 2 được khoảng 2 tuổi, chồng chị bắt đầu có khuynh hướng bạo lực. Mỗi khi uống say về thường hay quát mắng vô cớ, thậm chí còn đánh đập.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 2.

Sau hơn 10 năm chung sống và không biết bao nhiêu lần phải chịu đựng những cú đòn như "trời giáng" từ người chồng, chị Son quyết định rời nhà, đi thuê trọ.

"Lo các con lớn lên thiếu tình yêu thương của bố mẹ nên tôi đã nhiều lần chịu đựng. Thế nhưng, khi tôi càng chịu đựng thì chồng tôi lại càng làm tới. Có lần, tôi bị anh đánh đến mức phải nhập viện. Sau nhiều lần bị bạo hành, tôi quyết định rời nhà đi thuê trọ", chị Son tâm sự.

Ban đầu, chị Son chỉ tính rời đi một mình. Nhưng khi nghĩ đến các con ở nhà không ai quan tâm, chăm sóc, rồi lại bỏ bê việc học nên chị Son quyết định dẫn 2 cậu con trai theo.

"Lúc đầu khi dẫn các con ra ở trọ, tôi chỉ hy vọng chồng mình sẽ hiểu, thay đổi và nhận ra lỗi sai. Khi đó, tôi chỉ cần một lời xin lỗi từ anh. Nhưng không, chồng tôi chẳng hề quan tâm hay gửi một tin nhắn xin lỗi", chị Son trải lòng.

Những khó khăn sau khi người phụ nữ quyết định ly thân

Thời gian cùng 2 cậu con trai ra ngoài sinh sống, chị Son gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc phải lo chi phí thuê chỗ ở, tiền học cho các con đến chi phí sinh hoạt ngày thường, đều do một mình chị gánh vác.

Cũng vào thời điểm đó, dịch Covid-19 bùng phát nên nhiều công ty, quán xá phải tạm dừng hoạt động khiến chị không có việc làm.

Lúc bấy giờ, chị xin dạy gia sư cho các cháu học sinh lớp 6 và nhận thêm một vài công việc khác. Được một thời gian đến tháng 7 năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội khiến chị dường như rơi vào tuyệt vọng khi không có nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 3.

Trong căn nhà trọ cấp 4 luôn rộn rã tiếng cười

Mặc dù khó khăn nhưng chị Son cũng không thể dẫn 2 con trở lại căn nhà cũ. Bởi, khi quay trở lại đó sẽ đồng nghĩa với việc chị phải tiếp tục chịu những trận đòn mà không ai có thể lường trước được.

Để có nguồn thu nhập, chị Son bắt đầu lên mạng tìm hiểu thị trường và nhận ra việc bán hàng online thời điểm bấy giờ khá tốt. Một công việc chị đã từng làm để kiếm thêm thu nhập.

"Lúc bấy giờ, tôi quyết định bán hàng online. Tôi đăng lên các hội nhóm trên các chung cư gần đó, hễ có ai ăn gì hay nhờ mua hộ gì là mình giao đến.

4h00 sáng hàng ngày, tôi bắt đầu dậy để làm bánh, xôi, nấu chè. Từ 5h30 đến 6h00, tôi bắt đầu đi giao đồ ăn. Khi đến chung cư, tôi chỉ việc đặt đồ trước cổng sẽ có người xuống lấy. Tiền thì họ chuyển khoản nên mình không lo.

Xong việc, tôi trở về nhà dạy các con học bài. Thời gian rảnh, tôi sẽ lên mạng đăng bài, đi chợ và chuẩn bị đồ cho ngày hôm sau", chị Son kể.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 4.

Mỗi buổi tối, chị Son lại dành khoảng một tiếng để quan sát, dạy các con học bài

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 5.

Một cử chỉ quen thuộc chị Son thường dùng để tán thưởng cho các con

Đến khi hết giãn cách xã hội, công việc bán hàng online thu nhập thấp, chị Son quyết định chuyển hướng sang tìm một công việc khác.

"Khi các trường mầm non được hoạt động trở lại, tôi liền nộp đơn đăng kí xin vào làm. Làm được khoảng nửa năm thì tôi xin nghỉ. Do một phần lương thấp, một phần vì thời gian công việc không phù hợp", chị Son nói.

Nghỉ làm ở trường mầm non, chị Son xin vào làm nhân viên tư vấn bán hàng tại một công ty sơn. Tại đây, thời gian làm việc phù hợp, mức lương ổn định. Nhưng hơn một năm làm việc tại công ty sơn, chị nhận thấy công việc ngày càng khó khăn.

Chị Sơn cho hay, vào cuối năm 2023, sự giảm sốc ngành bất động sản đã tác động đến rất nhiều ngành nghề, trong đó có ngành sơn. Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều hãng sơn khác nhau, sự cạnh tranh là rất lớn.

"Thời điểm bấy giờ, ngoài mức lương đảm bảo, tiền lương sẽ được tính theo phần trăm doanh thu từ các đơn đặt hàng. Nhưng thời điểm bấy giờ, kinh tế khó khăn, mức cạnh tranh trong ngành sơn rất lớn.

Tôi chỉ được tư vấn qua điện thoại, không được gặp trực tiếp để trao đổi nên rất khó để thuyết phục khách hàng lựa chọn hãng sơn của mình. Đến đầu năm 2024, tôi quyết định xin nghỉ sau hơn một năm làm việc tại công ty sơn này", chị Sơn cho hay.

Cũng đầu năm 2024, sau nhiều năm chờ đợi một lời xin lỗi của chồng, chị Son đã hoàn toàn tuyệt vọng và quyết định ly hôn. Ra tòa, chị được nhận nuôi bé út, còn chồng chị nhận nuôi cậu con trai đầu lòng.

Xa vòng tay của mẹ, việc học của cậu con trai đầu lòng trở lên sa sút. "Thấy con học hành ngày càng kém nên tôi quyết định thương lượng với chồng để con sang ở với mình một thời gian. Tại đây, tôi thường quan sát các con học bài. Khi con mắc lỗi hay điểm kém, tôi sẽ ngồi xuống tâm sự cùng con. Lắng nghe những điều con nói và đưa ra những lời khuyên để con hiểu và thay đổi", chị Son nói.

Thay đổi cuộc sống qua một chương trình đặc biệt

Vào một ngày cuối tháng 01/2024, trong quá trình tìm kiếm việc làm trên mạng, chị Son vô tình đọc được một bài viết nói về việc dạy nghề làm đẹp miễn phí ở Hội phụ nữ với Chương trình "L'Oréal - Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn" do L'Oréal tổ chức.

Đây là dự án hỗ trợ những người có hoàn cảnh sống khó khăn, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội, nạn nhân của bạo hành và những thanh thiếu nữ đã rời khỏi gia đình hoặc bỏ học.

Khóa đào tạo thợ tóc cung cấp kỹ năng cao cấp trong ngành làm đẹp và hỗ trợ việc làm cho 100% người học, giúp họ cải thiện cuộc sống nhờ việc làm ổn định và thu nhập khá của ngành nghề này tại Việt Nam.

"Ban đầu, tôi nghi ngờ và không tin về chương trình này. Sau khi tham khảo ý kiến mọi người, nhiều người cho rằng chương trình tổ chức cho có, lấy số lượng. Nhưng khi tôi để ý chương trình do L'Oréal tổ chức nên tôi cũng bắt đầu có niềm tin hơn. Bởi, trước đây tôi đã từng sử dụng khá nhiều sản phẩm của L'Oréal. Có thể nói, đây là dòng sản phẩm cao cấp, khá đắt nên tôi nghĩ không có lý gì tự dưng họ lại tổ chức để lấy số lượng", chị Son nói.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 6.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 7.

Sau khi tốt nghiệp khóa học, chị Son được chương trình giới thiệu làm việc tại một salon gần nhà trọ để tiện đi lại chăm sóc 2 con

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 8.

Nhờ chương trình, chị Son đã có được một công việc ổn định với mức lương hấp dẫn

Sau nhiều ngày tìm hiểu và suy nghĩ, chị Son quyết định đăng ký học. Chị cho rằng nếu đã miễn phí thì bản thân sẽ chẳng mất gì và biết đâu đó là hướng đi giúp cuộc sống chị thay đổi.

"Để học một khóa làm đẹp như vậy ở nơi khác sẽ mất vài chục triệu nhưng chưa chắc đã dạy bài bản. Đến với chương trình "L'Oréal - Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn" do L'Oreal tổ chức thì hoàn toàn miễn phí. Đến đây, tôi không phải cam kết điều gì, điều kiện chỉ cần đăng ký học là được nhận.

Thời gian đầu mới vào làm việc, tôi khá bất ngờ bởi môi trường học tập cũng như cách đào tạo, huấn luyện của các giáo viên tại trung tâm.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 9.
Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 10.

Tại salon, chị Son được anh Phấn (chủ salon) tiếp tục chỉ dạy để giúp chị vững tay với nghề hơn

Tại đây, chúng tôi không phải đóng bất kì một khoản phí nào trong 3 tháng. Từ những thứ nhỏ nhất như chiếc kéo, cái lược cho đến các lọ nhuộm tóc,… chúng tôi được tài trợ tất cả. Hơn hết, thầy cô giáo trung tâm rất tận tâm, chỉ bảo từng chút một.

Lớp tôi học có hơn 20 học viên, ai nấy cũng đều có hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình học, vì một số lý do nào đó nên một số bạn đã nghỉ học.

Thời gian học như hồi mình học cấp 3. Một tuần có 7 ngày thì chúng tôi học 6 ngày, chỉ nghỉ vào chủ nhật", chị Son chia sẻ.

Khi được hỏi về quy trình học trong 3 tháng, chị Son bộc bạch nói: "Ở đây dạy theo quy trình từng bước một, như: Tác phong làm việc; làm móng; chăm sóc da và trang điểm; gội đầu và massge; tư vấn kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt; cắt tóc; nhuộm tóc; uốn tóc,…", chị Son nhớ lại.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 11.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Phấn cho biết: "Các bạn nhân viên tiệm tóc của mình đều được Chương trình "L'Oréal - Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn" giới thiệu đến đây làm việc. Khi các bạn đến đây, mình không phải lo lắng nhiều vì các bạn đã trải qua quá trình đào tạo bài bản, đều có thể làm được việc nhưng tay nghề vẫn sẽ yếu. Bởi vậy, những lúc rảnh, hễ bạn nào muốn học chuyên sâu hơn về cắt, uốn, nhuộm,...mình đều dạy miễn phí".

Chị Son cho hay, điều đầu tiên khi được học tại đây là tác phong làm việc tại một salon chuyên nghiệp.

"Chúng tôi được dạy tác phong đi, đứng, ngồi như thế nào; đón khách ra làm sao; tư vấn, trò chuyện sao để khách muốn lắng nghe và vui vẻ.

Sau đó đến các quy trình khác. Tại đây, các thầy cô sẽ dạy để sao khi mình kết thúc 3 tháng có thể bắt tay vào nghề làm đẹp. Sau 3 tháng, chúng tôi có thể tự xin việc hoặc nếu chưa có việc làm, chương trình sẽ hỗ trợ xin việc miễn phí", chị Sơn chia sẻ.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 12.

Trở về nhà sau một ngày làm việc, chị Son hạnh phúc khi các con chạy ra cổng đón

Hoàn thành khóa học, theo đúng nguyện vọng, chị Son đã được phía trung tâm giới thiệu làm tại một salon tóc cách nơi chị ở khoảng 2km. Tại đây, chị Sơn được làm việc bằng những kiến thức đã học và tiếp tục được đào tạo để trở lên thành thạo với nghề hơn.

"Điều quan trọng đầu tiên khi theo bất cứ ngành nghề nào là phải yêu nghề. Khi mình yêu nghề, bản thân mình sẽ luôn vui vẻ, điều đó sẽ giúp mình yêu đời, yêu công việc hơn.

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 13.

Chị Son cùng cậu con trai chuẩn bị bữa tối

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 14.

Khoảng thời gian còn lại trước khi bóng đèn chợt tắt của gia đình chị Son đó là hình ảnh 3 mẹ con ngồi cùng nhau xem phim

Trong quá trình làm việc, khi khách tỏ ra không hài lòng, trước tiên là mình xin lỗi. Sau đó là lắng nghe ý kiến phản hồi rồi từ đó rút kinh nghiệm và thay đổi", chị Son bộc bạch nói.

Chị Son chia sẻ thêm: "Chương trình thực sự rất ý nghĩa, đã tạo cho tôi và nhiều người có hoàn cảnh khó khăn có được một công ăn việc làm ổn định với mức lương hấp dẫn. Tôi dự tính sẽ vừa học, vừa làm ở đây khoảng 1-2 năm. Sau khi bản thân đã tích lũy đầy đủ kinh nghiệm, vốn kiến thức, tôi sẽ mở một salon.

Lúc đó, tôi sẽ tự chủ được cả về thời gian và tài chính. Tôi sẽ có nhiều thời gian để chăm lo cho bản thân, cho các con hơn".

Chạy trốn những trận bạo hành từ chồng để một mình nuôi 2 con nhỏ, người phụ nữ ở Hà Nội nhận "quả ngọt"- Ảnh 15.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại