Chàng thanh niên sống sang chảnh trong thùng rác

Hương Cheery |

Một giảng viên tại Mỹ đang hưởng thụ cuộc sống cực sang chảnh ngay bên trong chiếc xe rác cũ kĩ do mình "khai quật" được.

Nằm đằng sau khu ký túc xá nữ sinh của trường đại học Huston-Tillotson University, thành phố Austin, bang Texas là một chiếc xe rác cỡ lớn màu xanh.

Nếu nó không gắn thêm phần mái dốc và một hệ thống theo dõi môi trường bên trên, nhiều người sẽ nghĩ đó chỉ là một chiếc thùng rác bình thường.

Nhưng đây lại là nơi ở của tiến sĩ Jeff Wilson, một giảng viên thuộc trường đại học danh tiếng này.

Cuộc sống sang chảnh trong... thùng rác

Từ việc lựa chọn sống trong một chiếc thùng rác cũ kĩ, tiến sĩ Wilson đã dần hoàn thiện ý tưởng về một nơi ở chiếm diện tích nhỏ nhất, thân thiện nhất với môi trường nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người sử dụng.

Việc làm này nhằm giáo dục trực quan cho các sinh viên về các tác động xấu mà chúng ta đang gây ra cho môi trường trong cuộc sống hằng ngày.

Chàng thanh niên sống sang chảnh trong thùng rác - Ảnh 1.

Chiếc thùng rác chật hẹp chính là không gian sống lý tưởng của tiến sĩ Wilson.

Tiến sĩ Wilson gần như không hề sửa sang gì và phải nằm ngủ trên mặt sàn thùng rác cùng vài tấm bìa các-tông đơn giản lót bên dưới. Đồng thời, anh chấp nhận che mưa, chắn nắng bằng một tấm vải bạt tạm bợ trên nóc nhà.

"Trước khi li hôn, tôi từng sống trong một căn biệt thự với diện tích lên tới 200m2. Nhưng giờ đây, tôi đang ở khu chung cư bình dân rộng chừng 40m2".

Cảm thấy mình sẽ làm được nhiều điều với cuộc sống độc thân, tiến sĩ Wilson đã bắt đầu bán sạch đồ đạc qua mạng và tự biến mình trở thành kẻ "vô sản".

Sau đó, anh đăng ký thực hiện "Dự án thùng rác" – trải nghiệm cuộc sống trong chiếc thùng rác chỉ rộng hơn 3m2 tại trường đại học Huston-Tillotson University.

Chàng thanh niên sống sang chảnh trong thùng rác - Ảnh 2.

Ban đầu, anh Wilson chưa hề sửa sang gì mà vẫn chấp nhận sống trong cảng "nguyên thuỷ".

Khi bắt đầu dự án, tiến sĩ Wilson đã tuyên bố mục đích của mình: "Cuối cùng, chúng ta có thể tạo ra một căn nhà kiểu mẫu và có thể đặt được ở khắp mọi nơi trên thế giới này với tổng giá thành chưa tới 10.000 USD".

Tiến sĩ Wilson lập tức cải tạo lại sàn của căn nhà, sử dụng khoảng không bên dưới để làm nhà kho kiêm tủ đựng đồ khá tiện lợi.

"Đừng khinh thường. Nó có thể chứa đù 4 chiếc quần, 4 chiếc áo, 3 đôi giày, 3 chiếc mũ, khoảng 8 hay 9 chiếc nơ đeo cổ, bộ dụng cụ nấu ăn dã ngoại cùng vài món đồ cá nhân khác".

Sau đó, tiến sĩ Wilson mới tiến hành sơn lại tường nhà và sắp đặt một số vật dụng nhỏ bên trong không gian sống của mình.

Suốt 6 tháng sống trong thùng rác, anh mới nhận ra một vấn đề: "Ngôi nhà" của anh là một cái lò nướng giữa mùa hè tại khu vực Austin.

Chàng thanh niên sống sang chảnh trong thùng rác - Ảnh 3.

Tiến sĩ Wilson cải tạo lại sàn của chiếc thùng rác trên thành nhà kho kiêm tủ đựng đồ.

Do làm bằng kim loại nên vào giữa mùa hè, chiếc thùng rác của anh có thể nóng tới hơn 50 độ C. Vì vậy, tiến sĩ Wilson đã phải sắm cho mình một chiếc điều hòa nhiệt độ nhỏ.

Với hệ thống theo dõi môi trường gắn bên ngoài, tiến sĩ có thể theo dõi rất chi tiết về điều kiện nhiệt độ cũng như độ ẩm bên trong căn nhà để có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Dẫu vậy, anh vẫn gặp khó nhọc khi phải sống trong chiếc thùng rác chật hẹp vào mỗi buổi trưa hè. Chính vì thế, việc lắp đặt hệ thống cách nhiệt luôn được coi là một ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn tiếp theo của "dự án thùng rác".

"Điều này cũng có mặt tích cực của nó. Nhờ vậy, tôi đã dành khá nhiều thời gian để khám phá môi trường mà mình đang sinh sống, giao tiếp cởi mở với mọi người xung quanh chứ không phải ngồi lì trong nhà như lúc trước".

Mục tiêu của tiến sĩ Wilson là "hô biến" chiếc thùng rác cũ kĩ thành một căn hộ bậc trung của người Mỹ với những tiện nghi tối thiểu như giường ngủ, phần mái có thể đóng mở tự động cùng hệ thống thu thập nước mưa hiện đại.

Kinh nghiệm "tá túc" trong căn nhà thùng rác

Tiến sĩ Wilson tỏ ra khá vui vẻ khi "căn nhà thùng rác" được đón tiếp hàng loạt những vị khách ghé thăm. 

Anh cho biết bên cạnh công việc giảng dạy về các vấn đề khoa học môi trường – sinh thái học thì "Dự án thùng rác" cũng là một dự án giáo dục nhằm giúp các sinh viên có cái nhìn trực quan về lối sống thân thiện với môi trường.

"Một ngôi nhà sẽ như thế nào trong thế giới với 10 tỷ người? Làm cách nào để chúng ta trang bị cho thế hệ hiện tại và tương lai những công cụ cần thiết để sống một cách bền vững, thân thiện với môi trường?".

Chàng thanh niên sống sang chảnh trong thùng rác - Ảnh 4.

Vị tiến sĩ trẻ đang từng bước cải tạo chiếc thùng rác cũ thành một căn hộ với đầy đủ tiện nghi.

Theo tiến sĩ Wilson, một trong những vấn đề khó khăn nhất hiện nay là nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề sống một cách bền vững, thân thiện với môi trường khi mà chỉ có khoảng 40% người dân Mỹ tin vào sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong giai đoạn tiếp theo, anh sẽ lên kế hoạch lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt với đầy đủ tiện nghi tối thiểu.

Ngoài ra, hệ thống điện Mặt Trời còn giúp vị tiến sĩ trẻ tuổi có thể tự chủ nguồn năng lượng cũng như "mông má" lại căn nhà để mọi người không còn nhận ra đây là chiếc thùng rác nữa.

"Nếu bạn bịt mắt ai đó và đưa họ vào bên trong căn nhà này, chắc hẳn họ sẽ nghĩ mình đang ở bên trong một căn nhà siêu nhỏ mà thôi".

Tiến sĩ Wilson từng đi thăm những ngôi trường tiểu học và trung học quanh vùng để chia sẻ với thế hệ tương lai của nước Mỹ về những kinh nghiệm sống trong "căn nhà thùng rác" của mình.

Chàng thanh niên sống sang chảnh trong thùng rác - Ảnh 5.

Giờ đây, anh Wilson đang tận hưởng cuộc sống cực "sang chảnh" trong căn hộ mini của mình.

Hiện tiến sĩ Wilson đang lên kế hoạch về vấn đề sống "tiết kiệm", bao gồm việc giảm tải không gian nhà ở, sử dụng ít nước và năng lượng hơn cũng như hạn chế lượng rác thải được đẩy ra môi trường.

Sau khi hoàn thành căn nhà đặc biệt này, anh cũng có dự định đưa nó tới trưng bày tại các trường học nhằm giáo dục trực quan cho thế hệ sinh viên về những tác động xấu mà chúng ta đem lại cho môi trường xung quanh.

Chàng thanh niên sống sang chảnh trong thùng rác - Ảnh 6.

Tiến sĩ Tiến sĩ Wilson đang dần hoàn thiện căn nhà theo phương pháp siêu tiết kiệm nặng lượng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại