Đồ ăn dần trở nên khan hiếm trong khi dân số thế giới không ngừng tăng lên đang khiến chúng ta phải định hình lại những gì mình sẽ ăn trong tương lai. Rất may là sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp thực phẩm sẽ giúp con người giải quyết vấn đề này.
1. Côn trùng
Theo một báo cáo dài hơi từng được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc công bố côn trùng hiện đang được ăn bởi ít nhất 2 tỷ người trên thế giới. Mặc dù không ít người vẫn cảm thấy rùng mình khi nghĩ đến cảnh ăn côn trùng, chúng thực tế rất giàu chất báo, protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Ăn côn trùng bên cạnh đó còn được coi là một hoạt động thân thiện với môi trường hơn ăn thịt động vật. Một số loại côn trùng mang đến hương vị tương tự những món đồ yêu thích của con người như: táo, thịt xông khói, bơ lạc hay cá.
2. Tảo
Hầu hết các loại tảo đều chứa một hàm lượng chất béo omega-3 cao. Một số nhà đầu tư và nhà thiết kế như Michael Burton và Michiki Nitta thậm chí đang đề xuất ý tưởng con người có thể nuôi tảo ngay khi thở bằng cách đeo một chiếc mặt nạ đặc biệt.
3. Thịt “trồng” trong phòng thí nghiệm
Sản xuất thị trong phòng thí nghiệm là một trong những cách để chống lại các vấn đề về môi trường như hiệu ứng nhà kính, đánh bắt cá bừa bãi và các vấn đề liên quan đến nhân đạo.
Một công ty có ten Memphis Meats ở thời điểm hiện tại đã có thể sản xuất những viên thịt từ tế bào gốc của động vật. Giá của 450 gram thịt kiểu này dù vậy khá cao, ở mức 2.400 USD.
4. Đồ ăn in 3D
Máy in 3D có thể tạo ra các vật thể từ nhựa và kim loại và chúng cũng có thể in ra… đồ ăn. Một nhà thiết kế người Hà Lan Chloe Rutzerfeld đã đưa ra ý tưởng in những chiếc bánh bằng đất có thể ăn được với bên trong là nhiều loại hạt.
Sau một vài ngày, những loại hạt này sẽ bắt đầu phát triển và tạo thành các lỗ trên miếng bánh. Dù vậy, ý tưởng này vẫn còn đang ở trong giai đoạn thai nghén.
5. Vỏ đồ ăn tự phân hủy
Có thể phải mất đến vài năm để vỏ đồ ăn có thể phân hủy một cách tự nhiên. Thế nhưng một công ty Thụy Điển có tên Tomorrow Machine có một giải pháp cho vấn đề này.
Họ sử dùng các vỏ hộp bằng dầu cấu thành từ đương caramel và sáp, hoặc các vỏ hộp bằng tảo biển và nước hoặc bằng gạo làm từ sáp ong có thể tự phân hủy. Những chiếc vỏ hộp này có “quãng đời” bằng với hạn sử dụng của thức ăn bên trong.
6. Chai nước ăn được
Một dự án khởi nghiệm công nghệ tảo biển ở London đang lên kế hoạch thay thế chai nước bằng nhựa bằng những chai nước làm từ tảo biển. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết tảo biển là chất liệu có giá thành rẻ hơn nhựa.
7. Đồ ăn ngon hơn nhờ sóng âm
Một nghiên cứu được Đại học Oxford thực hiện đã khẳng định đồ ăn có thể ăn ngon hơn hoặc đắng hơn tùy thuộc vào âm thanh nền. Trang BBC thậm chí còn từng đăng nội dung cho rằng âm nhạc có thể được sử dụng để loại bỏ các chất không có lợi cho sức khỏe mà con người không hề nhận ra.
8. Cá, hải sản giả
Không chỉ thịt với có thể tạo ra được trong phòng thí nghiệm mà chúng ta còn có thể làm điều đó với cá. Vài năm 2002, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Touro đã tạo ra thành công một miếng phile cách nhỏ các cơ của cá vàng vào huyết thanh thai bò.
New Foods Foods cũng tạo ra thành công tôm giả làm từ tảo và đang hoàn thành các “công trình” liên quan đến cua giả.