Những gì chúng ta nghe và cảm nhận sẽ lần lượt hình thành nên tính cách của mình. Với trẻ em, lời nói càng quan trọng. Chỉ cần bạn kiên trì nói 5 câu “phóng đại” này mỗi ngày trong ba tháng, con không chỉ thay đổi thói quen học tập mà điểm số cũng sẽ được cải thiện.
Đầu tiên là “phóng đại” tính kỷ luật tự giác
Bạn có thể nói với con: “Con yêu, sự cố gắng của con thật tuyệt vời. Nhìn kìa, con có thể viết nhanh bài tập về nhà nhưng kết quả rất chính xác. Chứng tỏ con rất tập trung và nghiêm túc. Con đã làm được điều đó như thế nào? Con có muốn dạy cho mẹ không?”. Điều này không chỉ có thể khiến trẻ khỏi lề mề mà còn nâng cao tính tự giác.
Ảnh minh họa
Thứ hai là “phóng đại” những lần vượt qua thất bại
Đây là việc rất khó, không có nhiều người có thể làm tốt trong một lần. Nhưng hãy kiên trì, tin rằng bạn và con sẽ nhận quả ngọt. Nói với con: “Con yêu, con không những không bỏ cuộc mà còn có thể hoàn thành bài tập khó này một cách nhanh chóng. Con thực sự làm mẹ vui mừng và tự hào”. Lưu ý, bạn có thể khen ngợi ý chí kiên cường của con mình nhưng đừng quá nhấn mạnh vào thành quả.
Thứ ba là “phóng đại” khả năng tự chăm sóc
Chẳng hạn: “Mẹ thực sự rất thích cách con dọn dẹp phòng. Nhìn sạch sẽ thế này, con còn có thể làm tốt hơn mẹ nữa”. Khen ngợi như vậy có nghĩa là bạn đang ghi nhận thói quen sinh hoạt tốt của con mình.
Thứ tư là “phóng đại” tương lai
Hãy nói với các em rằng, ngay cả cô giáo cũng đã từng nói với mẹ rằng con sẽ có một tương lai tươi sáng: “Dù có thăng trầm, khó khăn nhưng con nhất định sẽ thành công. Cả nhà đều rất lạc quan về các con nên hãy cùng nhau cố gắng nhé”. Lời khen ngợi của bạn như thế này có thể phóng đại sự tự tin và lý tưởng của con mình. Đồng thời cho con biết rằng, không chỉ mình con đơn độc cố gắng mà cả gia đình luôn ở bên cạnh con.
Cuối cùng, “phóng đại” lời nói
“Con à, những gì con nói rất có lý. Con nhất định đã suy nghĩ kỹ, biểu hiện của con cũng rất rõ ràng, mẹ có thể hiểu được”. Bạn có thể ghi nhận ý tưởng và phản biện của trẻ. Song song, có thể gợi ý những cách giải quyết vấn đề hợp lý, phân tích cho con điểm nào tốt và chưa tốt, cần cải thiện ở đâu.
Không có đứa trẻ nào hư, chỉ có cha mẹ dạy không tốt. Quan trọng là kiên nhẫn đồng hành cùng con, cố gắng giữ ổn định cảm xúc và quản lý tốt lời nói của mình.