Cậu bé 9 tuổi bất ngờ đào được "kho báu" bằng vàng

Hải Vân (T/h) |

Hạt vàng được bảo quản tốt đến mức khi cậu bé mang nó đến cho nhà khảo cổ học, ông đã cho rằng đây có thể là đồ vật đến từ thời hiện đại.

Theo Jerusalem Post, các nhà khảo cổ học đã rất vui mừng khi Binyamin Milt, một cậu bé 9 tuổi đến từ Jerusalem, Israel, đã khai quật được một hạt vàng nhỏ có từ thời Đền thờ đầu tiên.

Cụ thể, khi đang sàng lọc đất ướt cùng gia đình ở núi Đền thì Binyamin đã phát hiện ra một vật hình trụ nhỏ hình bông hoa được bảo quản hoàn hảo, nó được tạo thành từ bốn lớp bi vàng nhỏ.

Cậu bé không hề biết rằng hiện vật mà mình đang cầm có thể được rèn cách đây khoảng 3.000 năm.

Cậu bé 9 tuổi bất ngờ đào được "kho báu" bằng vàng- Ảnh 1.

Cận cảnh hạt vàng được tìm thấy. Ảnh: TMSP

Trên thực tế, hạt cườm được bảo quản tốt đến mức khi cậu bé mang hạt cườm đến cho nhà khảo cổ học giám sát, ban đầu người này cho rằng đây có thể là một đồ vật hiện đại chưa xác định. Thậm chí, ông không ghi lại thông tin liên lạc của cậu bé trước khi vội vã quay lại để tiếp tục sàng lọc.

Chỉ khi phân loại các hiện vật mùa hè ở sân sau nhà, Tiến sĩ Gabriel Barkay mới nhận ra rằng hạt cườm này rất giống với một số đồ vật tương tự mà ông đã tìm thấy khi khai quật hệ thống mai táng từ thời Đền thờ đầu tiên ở Katef Hinom.

Cậu bé 9 tuổi bất ngờ đào được "kho báu" bằng vàng- Ảnh 2.

Những vật trước đó được làm bằng bạc, chúng giống hệt hạt vàng về cả hình dạng và phương pháp sản xuất (gọi là kết hạt).

Những chuỗi hạt tương tự đã được tìm thấy ở một số địa điểm khác trên khắp Israel, có niên đại từ nhiều thời kỳ khác nhau, phần lớn có niên đại từ Thời đại đồ sắt (thế kỷ 12 đến thế kỷ 6 trước Công nguyên).

Khi biết tầm quan trọng của chuỗi hạt, các nhà nghiên cứu Dự án sàng lọc núi Đền (TMSP) đã gọi điện cho tất cả các gia đình tham gia sàng lọc cho đến khi họ liên lạc được với Binyamin.

Cậu bé 9 tuổi bất ngờ đào được "kho báu" bằng vàng- Ảnh 3.

Binyamin Milt tham gia hoạt động khảo cổ tình nguyện. Ảnh: TMSP

Những đồ trang sức bằng vàng hiếm khi được tìm thấy trong số các hiện vật khảo cổ từ thời Đền thờ thứ nhất, vì vàng vào thời điểm đó chưa được tinh chế và thường chứa một tỷ lệ bạc đáng kể.

Kết hạt là một kỹ thuật đòi hỏi người thợ kim hoàn phải có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm vì có nhiều giai đoạn sản xuất phức tạp.

Hạt được tạo hình bằng những mẩu kim loại nhỏ đun chảy trên bàn than đá hoặc bột than đá giúp hấp thụ không khí, ngăn oxy hóa.

Khi kim loại nóng chảy, sức căng bề mặt của chất lỏng tạo ra những giọt hình cầu.

Một phương pháp thay thế là nhỏ giọt kim loại lỏng từ trên cao xuống bát và liên tục khuấy các giọt.

Nhóm nghiên cứu TMSP suy đoán đây có thể là đồ trang sức của một người ghé thăm đền thờ hoặc của một thầy tu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại