Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt "tê liệt", phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2

Đức Nguyên |

Theo ước tính ban đầu của ngành đường sắt, có 4.000 hành khách trên 10 chuyến tàu không thể di chuyển được vì mưa bão. Trong khi đó, hàng loạt tàu biển cũng báo nạn.

Tại Hà Nội, theo Công ty TNHH MTV Thoát nước thành phố, tính từ 9h12 đến 12h12 ngày 17/7, lượng mưa đo được tại Vân Hồ (Hai Bà Trưng) đạt 125mm, tại Mễ Trì đạt 123mm; Văn Miếu đạt 103mm, Kim Liên đạt 109mm, khu vực Keangnam đạt 118mm, Hà Đông đạt 105mm...

Đợt mưa lớn kéo dài sáng nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân thủ đô Hà Nội.

Đặc biệt là tại các tuyến đường bị ngập sâu trong nước như Vương Thừa Vũ, Cầu Giấy, Trần Bình, Vũ Trọng Phụng... đã có rất nhiều các phương tiện bị chết máy khi lưu thông qua các tuyến đường này vào sáng nay.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 1.

Ảnh: Hoàng Hải.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 2.

Ảnh: Hoàng Hải.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 3.

Ảnh: Hoàng Hải.

Video cây xanh lớn đổ đè chắn nhiều tuyến đường TP. Vinh (Nghệ An).

Báo cáo thiệt hại tại Nghệ An

Sáng 17/7, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cùng nhiều địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng do cơn bão số 2 đổ bổ vào rạng sáng cùng ngày.

Theo báo cáo nhanh sơ bộ của Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, cơn bão số 2 đổ bộ vào Nghệ An vào khoảng 1h sáng 17/7 gây ra gió giật cấp 7,8. Ngoài đảo Hòn Ngư có gió giật cấp 12. Lượng mưa trước và trong bão trên địa bàn tỉnh lớn có nơi đo được trên 240mm.

Theo báo cáo, cơn bão số 2 làm 1 người chết là bà Nguyễn Thị Mai (SN 1969, trú tại TX. Hoàng Mai) do bị mái tôn đổ đè lên người.

Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 2872 nhà, 1 trụ sở uỷ ban xã, 1 trạm y tế, 2 trường học và 2 nhà tập thể bị tốc mái. 152 cột điện bị gãy đổ, hơn 10000 cây xanh gãy đổ, gần 5000 ha hoa màu, lúa bị ngập úng.

Tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại TP. Vinh, nhiều cây xanh bị đổ bật đè gốc, chắn ngang nhiều tuyến đường quan trọng khiến giao thông bị hỗn loạn.

Nhiều tuyến quốc lộ như quốc lộ 48, 16, 48E, nhiều tuyến đường tỉnh cũng bị xói lở và ngập sâu, giao thông bị ảnh hưởng.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 5.

Cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An với Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sáng 17/7.

Quảng Bình: Hàng chục tàu cá bị chìm 

Sáng 17/7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, hàng chục tàu cá của ngư dân đang neo đậu tại cảng Hòn La (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) đã bị sóng đánh chìm, ngoài ra còn nhiều tàu cá bị mắc cạn.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định có 26 tàu cá của ngư dân xã Quảng Đông; 1 tàu cá vỏ thép của ngư dân xã Cảnh Dương; 1 tàu lai dắt của Hải quân; 9 tàu cá ngoại tỉnh và 3 xà lan của cảng vụ Quảng Bình bị sóng đánh chìm; 7 tàu hàng khác bị mắc cạn và 7 người bị thương.

Chìm tàu chở than ở Đảo Ngư - Nghệ An, 13 người mất tích 

Khoảng 2h sáng 17/7, khi đang neo đậu phía Bắc Đảo Ngư (TX Cửa Lò), một chiếc tàu chở than cùng với 12 thuyền viên và chủ hàng bị sóng biển đánh chìm.

Tại thời điểm này, tâm bão số 2 (Talas) đang đổ bộ trực tiếp vào địa phận các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8 (từ 60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

Được biết, chiếc tàu bị chìm mang số hiệu VTP 26, chở than từ Quảng Ninh vào cảng Cửa Lò. Chiếc tàu đã tới khu neo đậu từ ngày 10/7, tuy nhiên trước cơn bão số 2, chiếc tàu này vẫn chưa làm thủ tục vào giao hàng tại Cảng Cửa Lò.

*8h ngày 17/7: Nhiều chuyến tàu bị ảnh hưởng khi cơn bão số 2 đi qua

Chuyến tàu SE3 xuất phát lúc 22h00 ngày 16/7 dự kiến đến ga Vinh vào thời điểm 03h30 ngày 17/7 vẫn phải dừng tại ga Mỹ Lý do cây đổ, cột điện đổ ảnh hưởng đến hành lang và an toàn chạy tàu.

Trên quãng đường từ ga Thanh Hoá tới đây, nhiều cung đường đoàn tàu đi qua cột điện đổ, cây chắn ngang đường, đoàn tàu phải dừng nhiều lần để kiểm tra dưới gầm tầu và các yếu tố an toàn.

Nhiều khu vực nhà ga, gác ghi bị cây cối đè lên. Tại ga Mỹ Lý đoàn tàu SE1 đã phải dừng chờ hơn 6 tiếng đồng hồ mà chưa thể thông đường được để di chuyển.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 6.

Nhiều vườn cây ăn quả bị mưa gió quật

Theo trưởng tàu SE3 Bùi Văn Tiến, nắm bắt được thông tin dự báo thời tiết về cơn bão số 6, các tổ tàu đã chuẩn bị các côngg việc ứng phó khi xảy ra sự cố liên quan đến chạy tàu.

Tổ tàu đã chuẩn bị dự trữ 40kg gạo, 300 gói mì tôm, 15 triệu tiền mặt để có thể mua bán cơ động lương thực khi đoàn tàu dừng. Di chuyển trên cung đường này các đoàn tàu chỉ chạy với vận tốc khoảng 40km/h để sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp, phát sinh.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 7.

Trưởng tàu SE3 Bùi Văn Tiến đang quan sát hành lang đường sắt khi đoàn tàu đang di chuyển chậm

* 6h30 ngày 17/7: Tại những nơi đêm qua bão đi qua như TP Vinh, TX Cửa Lò... chỉ còn mưa nhỏ, gió nhẹ. Tuy nhiên trên đường phố nhiều cây bị bật gốc, những tấm biển quảng cáo, tấm tôn nằm ngổn ngang dưới đường.

Ông Doãn Tiến Dũng, chủ tịch UBND TX Cửa Lò cho biết các lực lượng chức năng thị xã cùng nhân dân đã ra quân dọn dẹp đường phố.

Các trường học trên địa bàn đã tạm cho học sinh nghỉ học trong ngày hôm nay để dọn dẹp cây gãy đỗ trong sân trường. 

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 8.

Ghi nhận sáng 17/7 tại TP Vinh. Ảnh: Ngọc Tú/Trí Thức Trẻ.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 9.

Ghi nhận sáng 17/7 tại TP Vinh. Ảnh: Ngọc Tú/Trí Thức Trẻ.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 10.

Ghi nhận sáng 17/7 tại TP Vinh. Ảnh: Ngọc Tú/Trí Thức Trẻ.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 11.

Cây cối, biển quảng cáo đổ tại TP Vinh (ghi nhận lúc 0h ngày 17/7). Ảnh: Quang Long/TPO.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 12.

Cây cối, biển quảng cáo đổ tại TP Vinh (ghi nhận lúc 0h ngày 17/7). Ảnh: Quang Long/TPO.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 13.

Cây cối, biển quảng cáo đổ tại TP Vinh (ghi nhận lúc 0h ngày 17/7). Ảnh: Quang Long/TPO.

* 4h ngày 17/7: Vị trí tâm bão khoảng trên vùng núi Nghệ An-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

Trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Ghi nhận lúc 4h sáng tại các tuyến đường của thành phố Vinh nhiều cây đổ ngổn ngang nằm chắn ngang đường.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 14.

Vị trí tâm bão lúc 4h sáng 17/7. Ảnh: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.

* 2h ngày 17/7: Vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 105,4 độ Kinh Đông trên đất liền các tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

Từ ngày 17/7 đến ngày 18/7 ở phía Đông Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa to đến rất to (100-200mm), các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên 70-150mm.

* 1h ngày 17/7: Bão số 2 đã đổ bộ vào đất liền Nghệ An-Hà Tĩnh. Hoàn lưu bão số 2 đã gây gió mạnh cấp 7-8 ở các tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh, các đảo ven biển gió giật cấp 11-12, đất liền ven biển gió giật cấp 9-10, riêng Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió giật cấp 11.

Hàng chục tàu cá chìm, đường sắt tê liệt, phố phường Hà Nội ngập sâu trong bão số 2 - Ảnh 15.

Hướng di chuyển của bão số 2. Ảnh: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.

* Tin phát lúc 00h15 của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương:

Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2: Đảo Hòn Ngư gió mạnh cấp 8, giật cấp 12, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An) có gió giật mạnh cấp 8, Quỳnh Lưu (Nghệ An) cấp 9, Diễn Châu (Nghệ An) cấp 10.

Vị trí hiện tại: 00h ngày 16/7, tâm bão: 18,50N-106,30E ngay trên vùng biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12.

Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, 20km/h, ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

Bão số 2 đổ bộ vào đất liền. Nguồn: Vietnamnet

* 0h ngày 17/7: Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương từ đêm 16/7 đến rạng sáng 17/7 Bão số 2 sẽ trực tiếp đổ bộ vào các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-12.

* Trước đó, từ 21h ngày 16/7, tại khu vực ven biển và nhiều nơi trong tỉnh Nghệ An bắt đầu xuất hiện mưa to kèm theo gió giật từ cấp 7 – 8.

Đến 22h, ở TP Vinh xuất hiện nhiều điểm mất điện như khu vực phường Lê Mao, Vinh Tân, Quang Trung... Trên một số tuyến đường xuất hiện tình trạng cây bật gốc đổ rạp và cột điện gãy.

Trao đổi với PV Báo Giao thông qua điện thoại, ông Trịnh Phương Trâm - Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An cho biết: Do mưa to kèm gió giật mạnh đã làm chập đường dây gây ra tình trạng mất điện ở một số nơi. Trong đó có KCN Bắc Vinh và một số vùng ven biển.

Hiện nay do mưa chưa dứt nên chúng tôi vẫn chưa thể đóng điện trở lại. Dự kiến khi mưa ngớt điện lực Nghệ An sẽ tiến hành đóng điện trở lại và khắc phục sự cố phát sinh.

23h30 ngày 16/7, theo ghi nhận trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã xuất hiện mưa nặng hạt và giông lốc. Nhiều công trình dân dụng bị gió cuốn bay mái tôn, các biển hiệu, quảng cáo bị gió giật đổ sập.

Hồi 23 giờ ngày 16/07, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 11-12.

Trong 06 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km, duy trì cấp bão với gió mạnh nhất cấp 8-9, giật cấp 10-12 khi đi vào đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

Đến 04 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-12.

Trong 06 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12; sóng biển cao từ 4-5m, vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sóng cao từ 2-4m; Biển động rất mạnh.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại