Tuy nước chiếm đến 70% bề mặt của Trái đất (khoảng 1,386 tỷ mét khối) và con số này là bất biến. Nhưng tại sao nguồn nước sinh hoạt của ta đang ngày càng cạn kiệt ?
Trả lời cho câu hỏi này, chỉ có khoảng 2,5% nguồn nước trên Trái đất có thể sử dụng được mà thôi.
Vấn đề gia tăng dân số quá mức kèm theo sự nóng dần lên của Trái đất cũng góp một phần không nhỏ vào vấn nạn này.
"Nguồn nước sạch cho chúng ta có giới hạn. Và giờ đây, lượng nước ấy đang giảm đi từng ngày trên khắp thế giới", Jay Fammiglietti - nhà khoa học cấp cao của Nasa đã cảnh báo.
Vậy, những quốc gia nào đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc thiếu nước sạch?
1. Nam Phi
Cape Town - thành phố lớn thứ hai tại Nam Phi đưa ra thông báo về Day Zero - ngày toàn thành phố chính thức cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt vào 22/4 trong năm nay.
Thông báo này cũng cho thấy Cape Town là thành phố lớn đầu tiên hứng chịu sự thiếu hụt nguồn nước sạch nặng nề nhất trên thế giới vào đầu năm nay.
Hạn hán hán nặng nề trong năm 2017, dân số ngày càng gia tăng và khí hậu thay đổi liên tục là nguyên nhân khiến một thành phố phát triển vượt bậc giờ đây phải đau đầu về bài toán nước sạch cho người dân.
Từ ngày 1/2 , mỗi người dân ở Cape Town chỉ được sử dụng 50 lít nước (tương đương 13 gallons) mỗi ngày cho việc sinh hoạt cần thiết.
Một số người dân còn tận dụng nguồn nước hơn như lấy nước tắm bồn để thay cho việc giật nước, tắm nhanh trong vòng 90 giây, hay hạn chế rửa tay hết mức có thể.
Bạn sẽ chỉ được dùng 50 lít nước/ngày - có thể không?
2. Trung Quốc
Theo World Bank, hiện nay mỗi người sống tại Trung Quốc chỉ còn hơn 1.000 mét khối nước sạch. Con số này còn thấp hơn khi tính trên 20 triệu đầu người sống tại Bắc Kinh - chỉ có 145 mét khối.
Khác với Nam Phi, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng là nguyên nhân chính khiến quốc gia đông dân nhất thế giới thiếu nước sạch sinh hoạt.
Theo số liệu chính thức từ năm 2015, 40% nguồn nước tại Bắc Kinh đã ô nhiễm đến mức không còn sử dụng được nữa, kể cả dùng trong công nghiệp hay phục vụ nông nghiệp.
Một thành phố châu Á khác cũng đang cố gắng khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày một nghiêm trọng - đó là Bangalore tại Ấn Độ.
Theo đó, 85% nguồn nước tại đây không còn đủ tiêu chuẩn cho việc sinh hoạt thường ngày. Viễn cảnh sẽ ngày một tệ hơn khi hệ thống sông hồ tại đây luôn trong tình trạng tràn ngập rác thải.
3. Indonesia
Giống như nhiều thành phố vùng vịnh khác, thủ phủ của Indonesia - Jakarta đang phải đối mặt với mực nước biển ngày một dâng cao khi 40% diện tích tại đây nằm dưới mực nước biển (theo World Bank ước tính).
Tuy nhiên, đây chưa phải là vấn đề duy nhất dẫn đến nguồn nước sinh hoạt bị thiếu hụt.
Cũng tại Jakarta, chỉ gần 50% người dân được sử dụng nguồn nước máy, số còn lại hiện vẫn sự dụng giếng khoan. Điều này khiến việc đào giếng vô tội vạ diễn ra, và nguồn nước ngầm cũng từ đó mà dần cạn kiệt.
Chưa dừng lại ở đó, nguồn nước ngầm đã có hạn lại không thể được cung cấp thêm khi lượng mưa không thể thẩm thấu qua đất dưới tác động của nhựa đường ngày một dày đặc.
Tạm kết:
Sử dụng nguồn nước sạch hợp lý là điều mà chúng ta có thể áp dụng hàng ngày. Và dù cho trong tương lai, con người có thể thành công trong việc làm sạch nguồn nước sẵn có, chúng ta vẫn nên tự ý thức hơn cho bản thân mình - kẻo đến 1 ngày nào đó ta không còn nước để dùng.
Nguồn: BusinessInsider