6.400 cửa hàng bán lẻ đã phải đóng cửa trên khắp nước Mỹ chỉ trong năm vừa qua. Những cái tên đình đám không thoát khỏi danh sách đó bao gồm Macy's, Sears, JCPenney, hay BCBG, Abercrombie & Fitch, và Bebe. Gần nhất, Toys R Us cũng sẽ góp mặt.
Khi người tiêu dùng ngày càng chuộng hình thức mua sắm qua mạng, ở Mỹ, những cảnh tượng tồi tàn, đổ nát này lại càng xuất hiện nhiều hơn
50% số cửa hàng bán lẻ đã phải đóng cửa chỉ trong giai đoạn 2010-2013, theo thống kê của hãng bất động sản Cushman & Wakefield.
Gần 2 năm sau khi đóng cửa, Chicago's Lincoln Mall trở nên hoang tàn và bị lãng quên. Không ai còn nhớ tới một trung tâm thương mại sầm uất hàng đầu của Chicago nữa.
Những trung tâm thương mại đóng cửa sau khi nhiều đối tác bán lẻ - trong đó có cả Sears, dừng hoạt động vì những khó khăn trong kinh doanh hoặc thay đổi phương thức phân phối.
Tay máy Seph Lawless đã đi khắp nước Mỹ để chụp lại những bức ảnh ấn tượng về tàn dư của một trong những niềm tự hào của nền kinh tế tiêu dùng hàng đầu thế giới.
Chúng giờ đây giống đoạn kết của phim trường những tác phẩm điện ảnh kinh dị hơn là nơi ghi dấu chân của hàng chục triệu người Mỹ.
Regency Square Mall ở Richmond, Virginia vẫn còn mở cửa, nhưng thực tế chỉ là cái xác không hồn.
Trong giờ cao điểm, những quầy hàng nơi đây im lìm hệt như đã vào giờ tan ca.
Green Street Advisors đưa ra số liệu gây sốc: 1/3 số trung tâm thương mại ở Mỹ đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Nếu các trung tâm này không giữ chân được những "khách sộp" như Sears, việc tồn tại gần như bất khả thi.
Nhưng ngay cả những nơi có Sears, thực tế vẫn rất khó khăn. Giảm giá, chiết khấu hay khuyến mại không phải lúc nào cũng hiệu quả trong việc giữ chân người tiêu dùng. Sears dự định sẽ đóng cửa 238 quầy hàng thuộc Kmart và 98 cửa hàng trong năm nay.
Còn kế hoạch của Macy's là xóa sổ 68 điểm bán. Những cái tên khác như RadioShack là 1.430 cửa hàng, Wet Seal là 171 và Crocs là 160 điểm bán hàng.