Cập nhật lúc

Trung Quốc phong tỏa thành phố biên giới sát Việt Nam khiến giá 1 mặt hàng tăng kỷ lục trong 14 năm?

Tình hình thế giới ngày 9/2 có gì đặc biệt?

Trung Quốc phong tỏa thành phố biên giới sát Việt Nam khiến giá 1 mặt hàng tăng kỷ lục trong 14 năm?
16
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Chuyên gia y tế thế giới: Các chính phủ cần cân nhắc coi COVID-19 là bệnh đặc hữu như cúm

    Thái Lan cũng lên kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu theo một bộ tiêu chí riêng và không cần chờ hướng dẫn hay quyết định của Tổ chức Y tế thế giới.

    Kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay dựa trên các tiêu chí có thể chấp nhận được về mặt học thuật, bao gồm không quá 10.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, tỉ lệ tử vong không vượt quá 0,1% và hơn 80% số người có nguy cơ mắc bệnh đã được tiêm 2 liều vaccine ngừa COVID-19.

    Các nước châu Âu cũng đang dần coi COVID 19 là bệnh đặc hữu. Tại Tây Ban Nha, Thủ tướng Pedro Sánchez tuyên bố người dân sẽ phải học cách sống chung với dịch bệnh, giống như với nhiều loại virus khác, đồng thời nhấn mạnh rằng đất nước sẽ sớm điều chỉnh cách tiếp cận với COVID-19. Bắt đầu từ ngày 10/2, quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời sẽ chính thức được dỡ bỏ tại nước này.

    Tại Anh cũng đã cải tiến chiến lược đối phó với COVID-19 ngay từ những ngày đầu năm 2022. Các thay đổi bao gồm thời gian cách ly ngắn hơn và loại bỏ quy định xét nghiệm cho những du khách tới Anh.

    Tại Pháp, Bộ Y tế nước này cho biết số ca nhiễm lớn và tỉ lệ phủ vaccine cao đồng nghĩa đợt dịch hiện tại có thể là đợt dịch nghiêm trọng cuối cùng.

    Đan Mạch, một quốc gia EU khác, đầu tháng này đã dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp phòng dịch và xem COVID-19 là căn bệnh không còn gây ra mối đe dọa cho xã hội.

    COVID-19 sẽ trở thành "bệnh đặc hữu" giống như bệnh cúm vào cuối năm nay. Đây là nhận định của một chuyên gia y tế cấp cao của Mỹ cách đây 1 tháng, thời điểm Mỹ vẫn liên tiếp ghi nhận số ca mới ở mức cao.

    Cũng theo xu hướng đó, nhiều nước châu Âu, giới chính khách và một số chuyên gia y tế công cộng đang thúc đẩy cách tiếp cận mới đối với đại dịch, đó là xem COVID-19 là một phần của cuộc sống hàng ngày. Việc thay đổi cách tiếp cận này diễn ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo còn quá sớm để xem COVID-19 là bệnh đặc hữu như cúm.

    Cũng có ý kiến trái chiều như một chuyên gia an toàn sinh học Australia lại cảnh báo, "COVID-19 sẽ không biến chuyển thành bệnh truyền nhiễm đặc hữu, nó sẽ tiếp tục gây ra các làn sóng dịch bệnh".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào dùng dược liệu cổ truyền điều trị Covid-19, Ấn Độ ra mắt thuốc xịt mũi trị bệnh này

    Các loại thảo dược được Lào sử dụng bao gồm xuyên tâm liên, diếp cá và ngải bún nhằm hỗ trợ và cắt giảm chi phí điều trị cho người mắc Covid-19 tại nước này.

    Theo Bộ Y tế Lào, kết quả nghiên cứu cho thấy, 3 loại thảo dược này giúp xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể và giúp giảm tình trạng sốt nóng, cúm, ho, đau họng, đau amidan, giúp cảm nhận thức ăn nhanh. Sau khi sản xuất ở dạng viên, các cơ quan hữu quan của Lào đã áp dụng phác đồ điều trị kết hợp với thuốc tây y đối với người bệnh Covid-19 ở thể nhẹ và trung bình trong các trung tâm cách ly tại tỉnh Savannakhet, Salavan, Champasak. Kết quả điều trị đối với 425 người bệnh cho thấy, 86-100% người bệnh phục hồi khi sử dụng xuyên tâm liên và diếp cá, còn đối với củ ngải là 93-100%.

    Trong khi đó, công ty dược phẩm Glenmark có trụ sở tại thành phố Mumbai, Ấn Độ đã tung ra dòng sản phẩm thuốc xịt mũi để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

    Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép sản xuất và sử dụng sản phẩm này, với tên gọi FabiSpray.

    Công ty dược phẩm Glenmark cho biết, kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 ở Ấn Độ đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng. Thuốc giúp làm giảm lượng virus trong cơ thể người bệnh với khoảng 94% trong vòng 24 giờ và 99% trong 48 giờ. FabiSpray được khẳng định an toàn và dung nạp tốt ở bệnh nhân mắc Covid-19.

    Tuyên bố của Glenmark cũng cho biết, FabiSpray được xịt vào niêm mạc mũi và có tác dụng như một hàng rào vật lý, hóa học chống lại vi-rút. Sản phẩm này được thiết kế để diệt virus Covid-19 trong đường hô hấp trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giá nhôm tăng kỷ lục trong 14 năm do Trung Quốc phong tỏa thành phố sát Việt Nam?

    Trung Quốc phong tỏa thành phố biên giới sát Việt Nam khiến giá 1 mặt hàng tăng kỷ lục trong 14 năm? - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở thành phố Bách Sắc, Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Handout

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, thành phố Bách Sắc, thuộc tỉnh Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc đã ghi nhận 72 trường hợp COVID-19 mới trong cộng đồng vào hôm 8/2. Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát đến nay, đã có tổng cộng 180 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thành phố này. Cụm dịch bùng phát chủ yếu do chủng Omicron gây ra.

    Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia He Qinghua cho biết tính đến chiều ngày 8/2, đợt bùng phát ở Bách Sách vẫn đang trong giai đoạn tăng nhanh, và nguy cơ cao sẽ lây lan sang các thành phố khác.

    Trong một diễn biến có liên quan, thị trường ngày 8/2 ghi nhận giá nhôm tăng lên lên 3.236 USD/tấn - mức cao nhất trong 14 năm, do nguồn cung toàn cầu bị hạn chế, đặc biệt là sau khi Trung Quốc phong tỏa thành phố Bách Sắc sát Việt Nam.

    Được biết, Bách Sắc là nơi sản xuất 1,7 triệu tấn nhôm mỗi năm. Nhà phân tích Daniel Briesemann từ Ngân hàng Commerzbank (Đức) đã lí giải nguyên nhân một phần là do hàng trăm ngàn tấn nhôm đã bị cắt bớt ở châu Âu do chi phí năng lượng cao, và Trung Quốc phong tỏa thành phố Bách Sắc.

    "Người ta lo rằng việc Trung Quốc phong tỏa thành phố này sẽ cản trở việc vận chuyển nhôm, từ đó hạn chế hơn nữa nguồn cung", ông Daniel Briesemann nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng cung cấp khí đốt cho EU nếu tình hình Ukraine xấu đi

    Sáng nay (9/2), Đài truyền hình NHK dẫn nguồn tin từ Văn phòng chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này sẵn sàng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho các nước Liên minh châu Âu (EU) trong trường hợp tình hình Ukraine xấu đi.

    Thông báo vừa nêu được xem như đáp lại lời kêu gọi của Mỹ và EU đối với một số nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ về việc sắp xếp cung cấp khí đốt cho châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột ở Ukraine.

    Giữa căng thẳng Ukraine, Nga đưa loạt tàu chiến tới Biển Đen, phương Tây như ngồi trên lửa - Ảnh 1.

    EU và Nhật Bản. Ảnh: Monteloeder.

    Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa đưa ra quyết định về nguồn cung, chủng loại cũng như phương thức vận chuyển khí đốt đến EU.

    Nhật Bản hiện là nhà nhập khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới nhưng nước này có thể sẽ chuyển một phần khí đốt có được theo hợp đồng dài hạn từ các nước thứ 3 đến EU.

    Theo Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda, phương án vận chuyển khí đốt từ kho dự trữ của Nhật Bản là khó triển khai, do kho dự trữ khí đốt của Nhật Bản chỉ đủ duy trì nhu cầu trong nước liên tục trong 2-3 tuần.

    Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Matsuno Hirokazu khẳng định, sự tham gia của Nhật Bản trong việc giải quyết nguồn cung cấp khí đốt của EU sẽ không ảnh hưởng tới an ninh năng lượng trong nước./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ bác bỏ các biện pháp trừng phạt mới đối với Dòng chảy phương Bắc 2

    Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bác bỏ các biện pháp trừng phạt cứng rắn tức thời đối với những bên tham gia dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2.

    "Có sự bất đồng quan điểm giữa chúng tôi và một số người trong Quốc hội, những người cho rằng việc áp đặt lệnh trừng phạt Dòng chảy phương Bắc 2 ngay lập tức sẽ có tác dụng. Chúng tôi không đồng ý với điều này", bà Jen Psaki cho biết, đồng thời nói thêm rằng Dòng chảy phương Bắc 2 được xem là "đòn bẩy gây sức ép" đối với Nga.

    "Đó là lý do tại sao chúng tôi đang tiếp tục con đường hiện tại. Chúng tôi nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt cứng rắn vào thời điểm này sẽ không hiệu quả", người phát ngôn Nhà Trắng cho hay.

    Bà Jen Psaki không đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc liệu Mỹ và các đồng minh có coi việc Nga có ý định tấn công Ukraine là một lý do để thực hiện các biện pháp mới chống lại dự án Dòng chảy phương Bắc 2 hay không.

    "Rõ ràng, chúng tôi không coi Dòng chảy phương Bắc 2 là một thỏa thuận hay một dự án tốt. Tôi nghĩ rằng điều cần tập trung hiện tại là chiến thuật ngoại giao đúng đắn, vì nó liên quan đến răn đe, là một phần của phương pháp tiếp cận", bà Psaki khẳng định.

    Quan chức Nhà Trắng nói thêm rằng Mỹ có "một loại các trường hợp dự phòng" nếu Nga tấn công Ukraine và sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh để có bước đi vững chắc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quán rượu 1000 năm tuổi của Anh đóng cửa vì dịch Covid-19

    Một quán rượu phong cách An, được cho là lâu đời nhất ở Anh, đã phải đóng cửa do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

    Ye Olde Fighting Cocks ở thành phố Saint Albans, ngay phía bắc London, đã hoạt động từ năm 793 sau Công nguyên, theo trang web của hãng.

    Chủ cửa hàng Christo Tofalli cho biết, quán đã đóng cửa "sau một thời gian duy trì với các điều kiện giao dịch cực kỳ khó khăn"

    "Cùng với nhóm của mình, tôi đã cố gắng làm mọi cách để quán rượu tiếp tục hoạt động", Tofalli cho biết. "Tuy nhiên, hai năm qua là điều chưa từng có đối với ngành khách sạn và đã hạ gục tất cả chúng tôi, những người đã cố gắng hết sức để đảm bảo quán rượu từng đoạt nhiều giải thưởng này có thể tiếp tục hoạt động trong tương lai."

    Giữa căng thẳng Ukraine, Nga đưa loạt tàu chiến tới Biển Đen, phương Tây như ngồi trên lửa - Ảnh 1.

    Tofalli cho biết điều kiện để hoạt động vốn đã "cực kỳ khó khăn" trước đại dịch, nhưng ảnh hưởng của Covid-19 đã "tàn phá" và khiến quán rượu phải vật lộn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.

    "Không cần phải nói tôi rất đau lòng: Quán rượu này đối với tôi không chỉ đơn thuần là một công việc kinh doanh mà tôi cảm thấy vinh dự khi được đóng một phần nhỏ trong lịch sử," anh chia sẻ

    Ngành công nghiệp quán bar của Anh đã gặp khó khăn ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Từ năm 2008 đến 2018, hơn 11.000 quán rượu đã đóng cửa, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia của Vương quốc Anh, giảm gần 1/4.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phu quân Phó Tổng thống Mỹ phải sơ tán khẩn cấp

    Cơ quan Mật Vụ Mỹ (USSS) đã phải sơ tán phu quân của Phó Tổng thống Mỹ Doug Emhoff khỏi một trường học ở thủ đô Washington, nơi ông đang tham dự một sự kiện của người Mỹ gốc Phi.

    Theo đó, lý do đưa ra là có thông tin về mối đe dọa đánh bom được gửi tới ban giám hiệu trường.

    "Ông Emhoff đã được hộ tống ra khỏi trường học bởi các nhân viên Cơ quan Mật Vụ Mỹ", báo cáo cho biết.

    Theo truyền thông địa phương, 16 phút sau khi ông Emhoff được hộ tống ra khỏi trường học, một cuộc sơ tán tập thể đã được thông báo qua loa phát thanh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel: Vitamin D làm giảm triệu chứng nặng ở người mắc Covid-19

    Các nhà khoa học Israel cho biết họ đã tìm thấy sự khác biệt "nổi bật" về khả năng mắc Covid-19 nặng khi so sánh nhóm bệnh nhân có đủ lượng vitamin D trước khi mắc bệnh với nhóm bị thiếu chất này.

    Nghiên cứu cho thấy một nửa số người thiếu vitamin D trong cơ thể trước khi mắc Covid-19 đã xuất hiện triệu chứng nặng. Trong khi đó, chỉ số này ở nhóm người đầy đủ vitamin D là 10%.

    Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 253 người nhập viện ở trung tâm Galilee ở Nahariya, Israel từ ngày 7/4/2020 tới 4/2/2021. Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Amiel Dror nói nghiên cứu cho thấy vitamin D dường như giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để đối phó với virus tấn công vào đường hô hấp.

    Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh được rằng vitamin D có tác dụng bảo vệ trước Covid-19 và cũng không ám chỉ rằng con người chỉ cần bổ sung vitamin và không cần tiêm vaccine. Hiện thời, vaccine vẫn là công cụ hiệu quả nhất để bảo vệ con người trước nguy cơ dịch bệnh.

    Hầu hết vitamin D hấp thụ vào cơ thể người từ ánh nắng trực tiếp chiếu vào da. Nó cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm như cá, nấm, lòng đỏ trứng.

    Các nhà khoa học Israel cho rằng vitamin D là "một mảnh ghép trong loạt những yếu tố phức tạp" có thể đứng sau tình trạng mắc Covid-19 triệu chứng nặng, bao gồm bệnh nền đi kèm, khuynh hướng di truyền, thói quen ăn uống và các yếu tố địa lý.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga điều loạt tàu chiến tới Biển Đen, Châu Âu vô cùng lo lắng

    Hãng tin Reuters đưa tin, biên đội tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Nga đã bắt đầu đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles. Động thái này khiến giới chức phương Tây như "ngồi trên lửa" trong thời điểm căng thẳng Ukraine chưa hạ nhiệt.

    Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Nga, loạt tàu chiến của Nga đến Biển Đen để tham gia các cuộc tập trận trên biển, đồng thời, Moscow cho hay, đây là kế hoạch huy động khí tài quân sự.

    Giữa căng thẳng Ukraine, Nga đưa loạt tàu chiến tới Biển Đen, phương Tây như ngồi trên lửa - Ảnh 1.

    Reuters chỉ ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine có chung đường biên giới trên biển ở Biển Đen. Nếu Nga có hành động gọi là "xâm lược" Ukraine, theo luật liên quan, thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng kênh trung chuyển qua eo biển của nước này để ngăn tàu chiến Nga đi qua. Phía Thổ Nhĩ Kỳ từng tuyên bố bất kỳ hình thức xung đột quân sự nào cũng đều không thể chấp nhận được và hành vi "xâm lược" không phải là một cách tiếp cận khôn ngoan.

    Đồng thời, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước đó cam kết, nếu Nga "xâm lược" Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết. Nhưng ông Erdogan cũng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng vai trò là "người hòa giải" giữa Nga và Ukraine. 

    "Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và chúng tôi ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine. Để đảm bảo hòa bình ở khu vực Biển Đen, chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên sẽ duy trì bình tĩnh và đối thoại", Tổng thống Thổ Nhỹ Kỳ cho biết, nước này nhiều lần đề nghị các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine gặp nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm mở đường cho việc hòa giải.

    Kể từ khi Nga tập hợp 100.000 quân ở biên giới Nga-Ukraine, Mỹ và các nước đồng minh đã tuyên bố rằng Nga có khả năng "xâm lược" Ukraine. Tuy nhiên, Nga phủ nhận điều này và cho rằng các hoạt động của NATO đe dọa an ninh quốc gia của Nga, Nga chỉ huy động quân đội trong lãnh thổ của mình và hy vọng rằng các nước phương Tây sẽ ngừng thổi phồng cái gọi là thuyết "xâm lược" của Nga.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo "bi kịch" do làn sóng Omicron

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO ngày 9/2 cho biết, khoảng 500.000 ca tử vong do Covid-19 đã được ghi nhận kể từ khi biến thể Omicron là con số bi kịch.

    Quan chức quản lý sự cố của WHO Abdi Mahamud 130 triệu ca nhiễm và 500.000 ca tử vong đã được ghi nhận trên toàn cầu kể từ khi Omicron được công bố là biến chủng đáng lo ngại vào cuối tháng 11 năm ngoái.

    "Trong giai đoạn có các vaccine hiệu quả, nửa triệu người chết là con số đáng lưu ý. Trong khi mọi người đều nói rằng Omicron nhẹ hơn, họ đã bỏ qua chi tiết rằng nửa triệu người đã chết kể từ khi biến chủng này được phát hiện. Điều đó quá mức bi kịch", ông này nói.

    Căng thẳng Ukraine: TT Pháp vừa rời đi, Nga liền thẳng thừng “dội gáo nước lạnh” - Ảnh 1.

    Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19, cho biết số ca mắc bệnh Omicron hiện là điều "đáng kinh ngạc".

    "Nó làm cho các đỉnh trước đó trông gần như bằng phẳng", bà nói. "Chúng ta vẫn đang ở giữa đại dịch. Tôi hy vọng chúng ta đang tiến gần hơn đến giai đoạn kết thúc của đại dịch. Nhưng nhiều quốc gia vẫn chưa vượt qua đỉnh điểm của Omicron".

    Bà Van Kerkhove cho biết bà vô cùng lo ngại khi số người tử vong đã tăng lên trong vài tuần liên tiếp. Bà cảnh báo: "Loại virus này vẫn rất nguy hiểm".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga “dội gáo nước lạnh” sau chuyến thăm của ông Macron

    Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa kết thúc chuyến thăm Nga, một quan chức nước này liền tiết lộ Tổng thống Vladimir Putin cam kết với ông Macron rằng, Moscow sẽ có các hành động cụ thể để giảm căng thẳng quanh vấn đề Ukraine. 

    Ông Macron chia sẻ tại Kiev rằng, chuyến đi của ông tới Moscow đã mang lại các giải pháp cụ thể cho sự ổn định trên lục địa châu Âu.

    Tuy nhiên, Điện Kremlin đã "dội gáo nước lạnh" vào tuyên bố từ phía Paris rằng hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về giảm leo thang căng thẳng bế tắc ở biên giới Ukraine.

    Căng thẳng Ukraine: TT Pháp vừa rời đi, Nga liền thẳng thừng “dội gáo nước lạnh” - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng không có bất kỳ bước đi hữu hình nào cho giải pháp về Ukraine. Động thái này phủ bóng đen lên chính sách ngoại giao con thoi củaTổng thống Pháp khi ông phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev một ngày sau khi gặp Tổng thống Putin.

    Ông Peskov cũng khẳng định không có chuyện Tổng thống Putin cam kết với người đồng cấp Pháp rằng Nga sẽ không có động thái quân sự mới xung quanh Ukraine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tuyết rơi dày ở Trung Quốc

    Tại Tây An, tuyết rơi dày phủ màu huyền thoại lên di tích lầu Chung Cổ:

    Tại Tân Cương: Đội cứu hộ cứu hỏa quận Yumin trở về doanh trại trên đường thực hiện nhiệm vụ, bất ngờ gặp phải một đoàn xe 12 ô tô chở 32 người bị mắc kẹt trong gió tuyết. Sức gió tại khu vực xảy ra sự cố lên cấp 9 đến 10, lực lượng cứu hỏa đã tiến hành dọn tuyết và đoàn xe bị mắc kẹt được giải cứu thành công sau khoảng 1 giờ đồng hồ.

    Tuyết rơi dày gây khó khăn cho các phương tiện


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh sẽ hậu thuẫn EU trong vụ kiện Trung Quốc lên WTO

    Anh sẽ cùng Mỹ và Úc ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) trong vụ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì chặn hàng hoá của Lithuania. Bộ trưởng Thương mại Anh tuyên bố sẽ chống lại "những hành động chèn ép thương mại".

    EU gửi đơn kiện lên tổ chức thương mại trụ sở tại Geneva từ tháng trước để cáo buộc Trung Quốc phân biệt đối xử thương mại với Lithuania, cho rằng hành động này đe doạ tính toàn vẹn của thị trường chung EU.

    "Chúng tôi sẽ đề xuất tham gia quá trình tham vấn WTO của EU với tư cách bên thứ ba để bảo đảm chúng ta cùng nhau chiến đấu với hành động chèn ép thương mại", Bộ trưởng Thương mại Anh Anne-Marie Trevelyan viết trên Twitter.

    Mỹ, Úc và Đài Loan (Trung Quốc) đều gửi tín hiệu rằng họ sẽ tham gia quá trình tham vấn.

    Phát ngôn viên Đại diện thương mại Mỹ Adam Hodge nói rằng chính quyền Biden "quan ngại sâu sắc" trước hành động phân biệt đối xử của Trung Quốc đối với hàng hoá của Lithuania và hàng hoá của châu Âu có thành phần của Lithuania.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người biểu tình Canada chặn đường giao thông quốc tế bận rộn nhất ở Bắc Mỹ

    Những người biểu tình Canada đã khiến tuyến đường giao thông quốc tế nhộn nhịp nhất ở Bắc Mỹ tê liệt khi tập trung tại đây để phản đối quy định tiêm vắc xin Covid-19 của chính phủ đối với những người lái xe tải.

    Cầu Ambassador nối Windsor, Ontario (Canada) và Detroit, Michigan (Mỹ) đang chứng kiến tình trạng "Đoàn xe tự do" hú còi ầm ĩ ngày đêm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân địa phương. Giới chức Michigan cho biết, giao thông phía Canada đang ngừng hoạt động, trong khi giao thông ở đầu cầu phía Mỹ đang gặp nhiều hạn chế.

    Ngay tại New York, Mỹ và Nga vừa có màn “đụng độ” gay gắt - Ảnh 1.

    Theo CNN, cuộc biểu tình đã làm rung chuyển Canada, khiến thủ đô Ottawa bị tê liệt.

    Thành phố thủ đô Canada đã phải chịu đựng tình trạng hỗn loạn trên diện rộng, bao gồm cả tiếng còi inh ỏi trên các đường phố trung tâm thành phố và các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa tạm thời. Hơn 60 cuộc điều tra tội phạm đang được tiến hành liên quan tới các cáo buộc về tội phạm, ném đá và thiệt hại tài sản.

    Chính phủ Canada cho biết, bất chấp các cuộc biểu tình, gần 90% lái xe tải của Canada đã được tiêm phòng đầy đủ và đủ điều kiện để hoạt động. Thủ tướng Trudeau nói, những người biểu tình chỉ là "thiểu số" và chính phủ của ông không hy vọng quy định tiêm vắc-xin sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng.

    Theo Cơ quan Y tế Công cộng Canada, hơn 80% người Canada được tiêm chủng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên khoe khả năng "rung chuyển thế giới" bằng thử tên lửa

    Triều Tiên tuyên bố, họ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa tiên tiến và là quốc gia duy nhất có thể làm "rung chuyển thế giới" bằng các vụ thử tên lửa.

    Căng thẳng quốc tế đang gia tăng sau một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên gần đây. Với 7 vụ phóng trong tháng 1 đầu năm, Triều Tiên vừa lập kỷ lục về tần suất phóng tên lửa trong một tháng.

    Đáng chú ý, trong số các cuộc thử nghiệm, Triều Tiên đã thực hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 có khả năng tấn công các vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.

    Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, loạt thử nghiệm trong năm mới chứng minh "những thành tựu đáng kể" giúp tăng cường "khả năng răn đe chiến tranh" của Triều Tiên.

    “Trong thế giới ngày nay, khi nhiều quốc gia lãng phí thời gian ứng phó với Mỹ bằng cách phục tùng và mù quáng, thì trên hành tinh này chỉ có đất nước chúng ta có thể làm rung chuyển thế giới bằng cách phóng tên lửa vào đất liền Mỹ trong tầm bắn", tuyên bố cho biết.

    Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ không có ý định thù địch với Triều Tiên và thúc giục quốc gia Đông Bắc Á quay trở lại bàn đàm phán.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ và Nga “đụng độ” gay gắt tại HĐBA LHQ về hiệu quả các lệnh trừng phạt

    Mỹ và Nga vừa có cuộc đụng độ gay gắt tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (trụ sở ở New York) về tính hữu ích và tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế.

    Cuộc thảo luận được tổ chức theo sáng kiến của Nga, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 2, với chủ đề "Ngăn chặn các hậu quả nhân đạo và không mong muốn của các lệnh trừng phạt".

    Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, các lệnh trừng phạt quốc tế ngày càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, theo Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky, nhiều cơ chế trừng phạt đã gây ảnh hưởng tới các kế hoạch xây dựng nhà nước và phát triển kinh tế. Vì thế, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần chú ý nhiều hơn đến quan điểm của chính quyền các quốc gia chịu lệnh trừng phạt, cũng như thực tế hơn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo các lệnh trừng phạt không trở nên vô nghĩa.

    Phản bác quan điểm này, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho rằng, các biện pháp trừng phạt là "một công cụ mạnh mẽ" để khiến những kẻ khủng bố khó huy động tài chính hơn, cũng như ngăn cản chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.

    Các lệnh trừng phạt chính là một công cụ quan trọng để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thực thi các quyết định. Từ năm 1966, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thiết lập hàng chục cơ chế trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, Iran, Yemen, Bờ Biển Ngà, Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Al-Qaeda./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại