Cập nhật lúc

Mốc tử vong mới ở Nga khiến cả thế giới bàng hoàng: Nguyên do giống Mỹ; Ông Hun Sen công bố "kế hoạch khủng" của Campuchia

Tình hình COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Mốc tử vong mới ở Nga khiến cả thế giới bàng hoàng: Nguyên do giống Mỹ; Ông Hun Sen công bố "kế hoạch khủng" của Campuchia
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Lời giải cho chứng ‘ngón chân COVID-19’

    Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho việc vì sao một số người mắc COVID-19 lại xuất hiện các tổn thương đau đớn ở ngón chân và ngón tay.

    Mốc tử vong mới ở Nga khiến cả thế giới bàng hoàng: Nguyên do giống Mỹ; Ông Hun Sen công bố kế hoạch khủng của Campuchia - Ảnh 1.

    Một người bị sưng rộp ngón chân sau khi mắc COVID-19. Ảnh: Getty

    Hội chứng "ngón chân COVID-19" dường như là một tác dụng phụ khi cơ thể chuyển sang chế độ phản ứng tấn công lại virus SARS-CoV-2.

    Nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Paris (Pháp) cho biết họ đã xác định chính xác các phần của hệ miễn dịch dường như có liên quan đến hội chứng trên. Phát hiện này có thể hỗ trợ trong công tác điều trị cho bệnh nhân.

    "Ngón chân COVID-19" có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, song thường gặp ở trẻ em và thanh, thiếu niên nhiều hơn. Vùng da bị ảnh hưởng, thường là ngón chân song đôi khi ở cả ngón tay, sẽ chuyển màu đỏ hoặc tím bầm. Đối với một số người, chúng gây đau đớn và ngứa ngáy, kèm theo phồng rộp hoặc chảy mủ giống như bệnh cước.

    Triệu chứng này thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Những người gặp phải lại không xuất hiện các triệu chứng điển hình của COVID-19 như ho dai dẳng, sốt cao, mất vị giác.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc đặt mua thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

    Ngày 6/10, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho biết nước này đã đạt thỏa thuận mua 20.000 liệu trình thuốc viên Molnupiravir do hãng Merck & Co. bào chế để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

    Mốc tử vong mới ở Nga khiến cả thế giới bàng hoàng: Nguyên do giống Mỹ; Ông Hun Sen công bố kế hoạch khủng của Campuchia - Ảnh 1.

    Thuốc Molnupiravir do công ty Merck & Co của Mỹ bào chế. Ảnh: News Emory/TTXVN

    Theo Thủ tướng Hàn Quốc, nước này đảm bảo đủ ngân sách để điều trị cho khoảng 40.000 người và đã ký hợp đồng đặt mua trước 20.000 liệu trình thuốc Molnupiravir. Hiện Hàn Quốc cũng đang tìm mua các loại thuốc kháng virus khác. Chính phủ Hàn Quốc dự kiến chi 36,2 tỷ won (30,31 triệu USD) trong ngân sách để mua thuốc kháng virus điều trị bệnh COVID-19 dạng uống.

    Cùng ngày 6/10, Merck & Co thông báo đã ký thỏa thuận với Singapore về việc cung cấp thuốc Molnupiravir, sau Australia. Trong khi đó, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia cho biết đang đàm phán để mua loại thuốc này. Merck & Co cho biết hãng này có kế hoạch đặt mức giá phù hợp với mức thu nhập của mỗi quốc gia.

    Hiện Chính phủ Mỹ đã đặt mua 1,7 triệu liệu trình với giá 700 USD cho một liệu trình điều trị bệnh COVID-19.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Anh đưa tin Việt Nam mở cửa đón khách tới Hội An, Vịnh Hạ Long, Đà Lạt

    Guardian ngày 6/10 đã đăng tải thông tin về kế hoạch đón khách du lịch của Việt Nam. 

    Theo đó, Việt Nam dự định sẽ mở cửa trở lại một số địa điểm du lịch chủ chốt cho khách du lịch đã tiêm vaccine từ một số nước thuộc nhóm nguy cơ thấp từ tháng 12 năm nay - trước khi hướng đến mục tiêu mở cửa hoàn toàn vào tháng 6/2022, Guardian dẫn thông cáo chính phủ Việt Nam cho hay. 

    Mốc tử vong mới ở Nga khiến cả thế giới bàng hoàng: Nguyên do giống Mỹ; Ông Hun Sen công bố kế hoạch khủng của Campuchia - Ảnh 1.

    Phố cổ Hội An. Ảnh: Nguyen Huy Kham/Reuters

    Tháng trước, Việt Nam đã tuyên bố sẽ mở cửa trở lại đảo Phú Quốc để đón khách du lịch đã tiêm vaccine từ tháng 11. 

    "Chúng tôi chỉ mở cửa khi tình hình thực sự an toàn", thông cáo nhấn mạnh, "Chúng tôi đang tiến từng bước một, cẩn trọng nhưng linh hoạt điều chỉnh với tình hình thực tế của đại dịch".

    Như vậy, từ tháng 12, Việt Nam sẽ cho phép khách du lịch đã tiêm vaccine từ một số quốc gia tới thăm Vịnh Hạ Long, Hội An, Đà Lạt và Nha Trang. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    UAE tuyên bố vượt qua khủng hoảng Covid

    UAE cho biết quốc gia này đã vượt qua khủng hoảng Covid-19, khi ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất kể từ mùa hè năm ngoái.

    Ông Hun Sen công bố kế hoạch khủng của Campuchia: Chỉ còn 1 phép thử!; Báo Nhật: Việt Nam đã vượt qua đợt bùng phát mạnh nhất - Ảnh 1.

    Du khách đi bên ngoài khu triển lãm Expo 2020 ở Dubai, UAE hôm 3/10. Ảnh: AFP.

    "Chúng tôi cảm ơn Thượng đế vì chúng tôi đã vượt qua cuộc khủng hoảng một cách an toàn", Thái tử Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed nói trong video được hãng thông tấn WAM đăng tải hôm nay. "Chúng tôi đã phải trả giá, nhưng cũng học được rất nhiều điều".

    Thái tử UAE đảm bảo "cuộc sống phải trở lại bình thường" với tất cả người dân.

    UAE ghi nhận chưa tới 200 ca nhiễm mới trong tháng này, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 8 năm ngoái. Dù cuộc sống của UAE phần lớn đã trở lại bình thường, quốc gia này vẫn duy trì các quy định nghiêm ngặt về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

    Bài viết được tham khảo từ Vnexpress.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    https://vnexpress.net/uae-tuye...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bằng chứng từ Mỹ cho thấy tác dụng tuyệt vời của vaccine Covid-19

    Theo báo cáo mới của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS), vaccine Covid-19 đã ngăn ngừa ít nhất 250.000 ca nhiễm và hàng chục nghìn ca tử vong ở người cao tuổi chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021.

    Ông Hun Sen công bố kế hoạch khủng của Campuchia: Chỉ còn 1 phép thử!; Báo Nhật: Việt Nam đã vượt qua đợt bùng phát mạnh nhất - Ảnh 1.

    Trước khi có vaccine, Sở Y tế Công cộng San Francisco (Mỹ) cần ba tấm bảng trắng để ghi tên các cơ sở dưỡng lão có ổ dịch Covid-19.

    Tiến sĩ Louise Aronson, giáo sư Lão khoa của Sở Y tế Công cộng San Francisco, cho biết: "Chúng tôi đã đối phó với những đợt bùng phát trong suốt thời gian qua. Mọi nơi, tại rất nhiều cơ sở, lớn, nhỏ, giàu, nghèo…"

    Nhưng đến tháng 2, khi những người cao tuổi bắt đầu được tiêm vaccine với số lượng lớn hơn, Sở Y tế Công cộng San Francisco bắt đầu xóa tên các cơ sở dưỡng lão khỏi bảng.

    Tiến sĩ Aronson nói với CNN: "Vào tháng 4, tất cả các bảng trắng đều trống trơn. Tôi đã chụp ảnh những tấm bảng này bằng điện thoại. Mọi thứ diễn ra rất nhanh. Vaccine thực sự tạo ra thay đối lớn. Đó là phép màu có thể nhìn thấy".

    Theo một báo cáo mới công bố ngày 5/10 của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS), những "phép màu có thể nhìn thấy" này đã diễn ra trên khắp nước Mỹ vào mùa xuân năm nay.

    Tiêm vaccine Covid-19 đã ngăn ngừa ít nhất 250.000 ca nhiễm Covid-19 và hàng chục nghìn ca tử vong ở người cao tuổi chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Hun Sen: Lễ hội Pchum Ben là phép thử cho kế hoạch mở cửa trở lại trên cả nước

    Trong thông điệp phát đi sáng nay (6/10), Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố việc cho phép người dân ra đường vào ba ngày lễ hội Pchum Ben sẽ là phép thử lớn cho kế hoạch mở cửa trở lại các hoạt động trên cả nước.

    Ông Hun Sen tiết lộ phép thử cho kế hoạch khủng của Campuchia về Covid-19; Báo Nhật: Việt Nam đã vượt qua đợt bùng phát mạnh nhất - Ảnh 1.

    Thủ tướng Hun Sen. Ảnh: Facebook nhân vật

    Lễ hội Pchum Ben là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất hằng năm tại Campuchia, nhằm tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên, những người đã mất. Trong những ngày nghỉ lễ Pchum Ben, người dân đã đổ đi lễ chùa, cũng như đi du lịch nhiều nơi trên cả nước.

    Theo Thủ tướng Hun Sen, đây chính là một phép thử lớn để quyết định mở cửa trở lại nền kinh tế, sau khi người dân Campuchia đã được tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19, cũng như tiêm mũi bổ sung (mũi thứ ba).

    Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh, nếu như người dân biết bảo vệ mình và sau lễ hội Pchum Ben tình hình dịch bệnh không nghiêm trọng thì các hoạt động kinh tế, xã hội có thể trở lại bình thường. Đặc biệt là trường học có thể mở cửa và ngành du lịch nội địa - một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế sẽ hồi sinh.

    Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen cũng khẳng định, chính quyền luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Ông lấy ví dụ từ Ấn Độ, nơi có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tăng mạnh sau dịp lễ.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia tuyên bố hỗ trợ hợp đồng vaccine "khủng" cho Việt Nam

    Ngày 06/10/2021, Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie và Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã tham dự lễ bàn giao 300.000 liều vắc-xin ngừa COVID-19 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. 300.000 liều vắc-xin AstraZeneca do Australia sản xuất được chuyển đến Hà Nội vào tuần trước. Tính đến nay, Australia đã chuyển giao hơn 700.000 liều vắc-xin cho Việt Nam, là một phần trong cam kết của Australia hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc-xin.

    Nhiều người nhiễm COVID-19 ở Mỹ tự nhiên phát hiện hết virus; Báo Nhật thán phục mô hình kinh doanh thiên tài ở chung cư Việt Nam - Ảnh 1.

    Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie và Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường tham dự lễ bàn giao 300.000 liều vắc-xin ngừa COVID-19. Ảnh: ĐSQ Australia tại Việt Nam

    Tại buổi lễ, Đại sứ Mudie thông báo rằng Australia sẽ tăng cường hỗ trợ cho Việt Nam bằng cách giúp Việt Nam mua thêm khoảng 3,7 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19. Các liều vắc-xin này sẽ được mua thông qua thỏa thuận mua sắm với UNICEF và hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam. Hỗ trợ này sẽ nâng số lượng vắc-xin Australia đóng góp cho Việt Nam lên khoảng 5,2 triệu liều.

    Hiện nay tổng giá trị cam kết của Australia trong việc hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vắc-xin ngừa COVID-19 là 60 triệu đô la Úc.

    Trong thông báo về việc hỗ trợ thêm vắc-xin, Đại sứ Mudie cho biết:

    "Với tư cách là một người bạn và đối tác thân thiết, Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID. Tôi vui mừng khi thấy thêm nhiều liều vắc-xin được chuyển từ Australia đến Hà Nội và Australia đã tăng mức cam kết hỗ trợ cho việc triển khai tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam. Việc Australia đảm bảo giúp Việt Nam tiếp cận 5,2 triệu liều vắc-xin đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch của Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ của Australia trong việc phân phối vắc-xin và các hỗ trợ kỹ thuật khác, các liều vắc-xin sẽ giúp Việt Nam vạch ra lộ trình hướng tới phục hồi kinh tế. Chúng tôi tự hào khi sát cánh cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống lại COVID-19".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca tử vong do Covid-19 Nga cao chưa từng thấy

    Nga lần đầu ghi nhận hơn 900 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ, khi ca nhiễm tăng cao do biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng thấp.

    Thống kê của chính phủ Nga hôm nay cho thấy nước này ghi nhận thêm 25.133 ca nhiễm và 929 ca tử vong mới do Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 7.662.560 và 212.625.

    Nhiều người nhiễm COVID-19 ở Mỹ tự nhiên phát hiện hết virus; Báo Nhật thán phục mô hình kinh doanh thiên tài ở chung cư Việt Nam - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Kommunarka, cạnh thủ đô Moskva, Nga hôm 5/10. Ảnh: AFP.

    Đây là mức tăng ca tử vong hàng ngày cao nhất ở Nga từ khi đại dịch bùng phát, biến Nga trở thành quốc gia ghi nhận số người chết do Covid-19 cao nhất ở châu Âu.

    Nga, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, chứng kiến ca nhiễm tăng đột biến từ tháng 8 do biến chủng Delta và chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ. Nga đã tự sản xuất được vaccine Sputnik V, nhưng một bộ phận người dân nước này tỏ ra hoài nghi vaccine. Các cuộc thăm dò độc lập cho thấy hơn 50% người Nga không có ý định tiêm phòng.

    Tính đến hôm nay, gần 30% dân số Nga đã được tiêm chủng đầy đủ, theo trang web thống kê dữ liệu Covid-19 Gogov.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc chiến chống Covid-19

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5/10 cảnh báo, thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, cho dù nhiều người nghĩ rằng đại dịch này sắp kết thúc.

    Theo bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên gia về Covid-19 của WHO, trong tuần qua, thế giới ghi nhận thêm 3,1 triệu trường hợp mới mắc Covid-19 và 54.000 ca tử vong do dịch bệnh này, nhưng các con số thực tế còn cao hơn nhiều.

    Nhiều người nhiễm COVID-19 ở Mỹ tự nhiên phát hiện hết virus; Báo Nhật thán phục mô hình kinh doanh thiên tài ở chung cư Việt Nam - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Shafaq News

    "Tình hình vẫn đang thay đổi liên tục. Chúng ta vẫn chưa kiểm soát được loại virus này. Chúng ta chưa thoát khỏi đại dịch, mà vẫn đang ở giữa đại dịch. Nhưng ngay cả ở khoảng nào giữa đại dịch, chúng ta cũng không hoàn toàn chắc chắn. Thẳng thắn mà nói, chúng ta đã không sử dụng các công cụ mà chúng ta có hiện nay để đến gần với lối thoát", bà Van Kerkhove nói.

    Theo chuyên gia của WHO, hiện nay, ở một số thành phố trên thế giới, các giường chăm sóc tích cực (ICU) và các bệnh viện đều kín chỗ, nhiều người đang chết vì Covid-19, nhưng trên đường phố mọi người lại hành động như thể đại dịch đã kết thúc", bà Kerkhove nhấn mạnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thu hồi gần 200.000 bộ xét nghiệm Covid-19 cho kết quả dương tính giả ở Mỹ

    Một công ty Australia chuyên cung ứng bộ xét nghiệm Covid-19 cho Mỹ, vừa phải thu hồi gần 200.000 sản phẩm bị mắc lỗi cho kết quả dương tính giả đối với người dùng.

    Nhà sản xuất Ellume thông báo đã thu hồi một số lô thiết bị xét nghiệm Covid-19 tại nhà, vì chúng có có khả năng cho kết quả dương tính giả do mắc một lỗi kỹ thuật mới được nhận diện gần đây. Điều này đồng nghĩa, người dùng sản phẩm sẽ nhận kết quả đã nhiễm virus dù thực tế không phải như vậy.

    Nhiều người nhiễm COVID-19 ở Mỹ tự nhiên phát hiện hết virus; Báo Nhật thán phục mô hình kinh doanh thiên tài ở chung cư Việt Nam - Ảnh 1.

    Cho đến nay, công ty Ellume đã cung cấp gần 3,5 triệu bộ xét nghiệm Covid-19 cho Mỹ. Ảnh: NPR

    Reuters dẫn tuyên bố ngày 5/10 của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho hay, cơ quan này đang làm việc với công ty Australia để đánh giá các đợt kiểm tra sản xuất bổ sung và thực hiện những bước khắc phục.

    FDA cũng hướng dẫn những người đã dùng sản phẩm của Elume và nhận kết quả xét nghiệm dương tính, liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ để theo dõi. Tất cả những ai sở hữu một bộ xét nghiệm trong danh sách các lô hàng dính lỗi, chuyển giao từ tháng 4 - tháng 8 năm nay, được yêu cầu gửi biên nhận tới công ty để đổi sản phẩm mới.

    Theo báo New York Times, Ellume đã thu hồi gần 200.000 bộ xét nghiệm lỗi, chiếm khoảng 5,7% trong tổng số 3,5 triệu sản phẩm của công ty cung ứng cho Mỹ.

    Sean Parsons, giám đốc điều hành công ty cho hay, tổng cộng khoảng 427.000 bộ xét nghiệm, bao gồm cả một số đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng Mỹ, bị ảnh hưởng. Gần một nửa trong số này đã được dùng và cho 42.000 kết quả dương tính. Hiện chưa rõ có bao nhiêu kết quả dương tính trong số này là nhầm lẫn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách Singapore quản lý kit xét nghiệm nhanh Covid-19

    Singapore cho phép phân phối kit xét nghiệm nhanh Covid-19 trên nhiều kênh, với giá 10-13 SGD, giúp nước này dễ dàng phát hiện ca nhiễm trong cộng đồng.

    Chiến lược ứng phó Covid-19 của Singapore tập trung vào mục tiêu kiềm chế và làm chậm chuỗi lây nhiễm, để đảm bảo hệ thống y tế không bị quá tải và tạo điều kiện cho đảo quốc mở cửa từng bước an toàn. Ngoài tiêm chủng, tăng cường xét nghiệm Covid-19, đặc biệt là tự xét nghiệm, được xem là một trong những trụ cột trong chiến lược ứng phó đại dịch của Singapore.

    Trong bối cảnh ca nhiễm mới ở Singapore gia tăng gần đây, nhu cầu xét nghiệm ở quốc gia Đông Nam Á này cũng tăng mạnh. Các nhà cung cấp kit tự xét nghiệm Covid-19 như SPD Scientific, Unison Collaborative, Quantum SG cam kết làm việc với các nhà bán lẻ để đảm bảo các bộ kit có sẵn, đáp ứng nhu cầu của người dân.

    Báo Nhật thán phục mô hình kinh doanh thiên tài ở chung cư Việt Nam; Vabiotech nói về lô 740.000 liều Sputnik V sắp hết hạn - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Nhật Bản viết về ‘chợ chung cư’ trên mạng nảy nở ở Việt Nam thời COVID-19

    Theo bình luận của tờ báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia, ở Việt Nam, mạng xã hội đã giúp kết nối người mua với những người bán hàng đáng tin cậy sống cùng cộng đồng dân cư với họ.

    Ông Hun Sen tiết lộ phép thử cho kế hoạch khủng của Campuchia về Covid-19; Báo Nhật: Việt Nam đã vượt qua đợt bùng phát mạnh nhất - Ảnh 1.

    Không cần ra khỏi nhà, ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam chọn mua thực phẩm và đồ dùng do hàng xóm rao bán qua mạng xã hội. Ảnh: Tomoya Onishi

    Phóng viên Tomoya Onishi của Nikkei Asia cho hay mỗi sáng sau khi thức dậy, chị Lan sống ở thủ đô Hà Nội liền bật ứng dụng tin nhắn Zalo để xem những người sống trong khu chung cư gần 300 hộ của họ rao bán gì hôm nay.

    Danh sách mặt hàng rất đa dạng, từ rau củ, thịt cá tươi đến cơm hộp và bánh tự làm. 10 quả trứng giá hơn 40 nghìn, còn 1kg bắp cải giá 20 nghìn. "Nếu bạn đặt mua vào buổi sáng thì thức ăn sẽ được giao đến tận cửa nhà kịp giờ ăn trưa. Rất tiện lợi", người phụ nữ chia sẻ.

    Khi đợt bùng phát dịch COVID-19 mới khiến nhiều người dân Việt Nam phải hạn chế ra đường, Lan chỉ là một trong số ngày càng nhiều người "đi chợ" trên mạng xã hội. Họ có thể mua hoặc bán sản phẩm cho hàng xóm của chính mình, thay vì phải tiếp xúc với người lạ bên ngoài.

    Hà Nội đã áp dụng biện pháp phong tỏa vào cuối tháng 7 do ghi nhận sự gia tăng về số ca mắc COVID-19. Các ứng dụng mua đồ ăn hộ như Grab bị cấm. Chợ dân sinh truyền thống phải dùng phiếu theo ngày để giảm tải lượng người vào. Nhiều người cũng ngại ra khỏi nhà, trừ khi thực sự cần thiết.

    Ông Hun Sen tiết lộ phép thử cho kế hoạch khủng của Campuchia về Covid-19; Báo Nhật: Việt Nam đã vượt qua đợt bùng phát mạnh nhất - Ảnh 2.

    Một số mặt hàng được giao tức thì đến tận cửa nhà vì người bán sống ngay cùng chung cư. Ảnh: Nikkei Asia

    Nhóm Zalo chị Lan tham gia có trên 200 thành viên. Mọi giao dịch đều được thực hiện trực tuyến, đa số hàng hóa không tốn phí vận chuyển. Mặc dù giá có thể cao hơn so với ở ngoài chợ bình thường, Lan vẫn yên tâm mua vì có cả người quản lý chung cư của cô ấy cùng tham gia nhóm, cũng như việc cô từng gặp qua những người bán hàng.

    Báo Nikkei đưa tin Việt Nam được cho rằng đã vượt qua được đợt bùng phát mạnh nhất do biến thể Delta gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại đây vẫn còn thấp và lệnh cấm đi lại có thể còn kéo dài thêm một thời gian nữa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc gia cuối cùng vẫn theo đuổi chiến lược loại bỏ Covid-19

    Trong đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã thành công trong việc đưa số ca mắc về 0, trở thành những “thiên đường không Covid-19” khi nhiều nước trên thế giới vẫn chật vật đối phó với dịch bệnh này.

    Với biến thể Delta có mức độ lây lan nhanh chóng, cùng sự phát triển của các loại vaccine ngừa Covid-19, chỉ còn 1 nước duy nhất vẫn theo đuổi chiến lược " Zero Covid-19 " (đưa số ca mắc về 0), đó là Trung Quốc.

    Trong bối cảnh New Zealand đang chuẩn bị chuyển hướng khỏi chiến lược "Zero Covid-19", sự kiên định của Trung Quốc khiến nhiều người đặt câu hỏi Bắc Kinh có thể theo đuổi chính sách này trong bao lâu khi nó đòi hỏi phải đóng cửa biên giới, các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và liên tục làm ngắt quãng các hoạt động kinh tế và xã hội.

    Vabiotech nói về lô 740.000 liều Sputnik V còn HSD tới 30/10: Tại sao tới 16/10 không tiêm buộc phải hủy bỏ? - Ảnh 1.

    Người dân xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân ngày 24/9/2021. Ảnh: AFP

    Trung Quốc vẫn theo đuổi Zero Covid-19

    Dần dần từng nước, những nơi từng theo đuổi chiến lược "Zero Covid-19" như Singapore và Australia đã quyết định rằng cách tiếp cận này là không bền vững và thay vào đó chuyển hướng sang chiến dịch tiêm chủng để bảo vệ người dân khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do Covid-19, đồng thời nới lỏng các biện pháp hạn chế.

    Ngược lại, giải pháp của Trung Quốc nhằm loại bỏ mọi ca mắc Covid-19 lại dường như ngày càng mạnh mẽ hơn, dù 75% dân số nước này đã được tiêm chủng đầy đủ.

    Trung Quốc hiện đang đối phó với đợt bùng phát biến thể Delta lần thứ 4 trong 2 tháng qua, và trong tuần này đã phong tỏa một khu vực ở Tân Cương vì 2 ca mắc Covid-19 không triệu chứng. Đặc khu hành chính Hong Kong, cũng tuyên bố rằng, vị thế là một trung tâm tài chính toàn cầu của đặc khu này không quan trọng bằng những kết nối với đại lục và mục tiêu chung về loại bỏ Covid-19.

    Nhiệm vụ này sẽ trở nên khó khăn hơn khi mùa đông sắp tới, khi điều kiện thời tiết lạnh khiến virus lây lan nhanh hơn. 3 tháng nữa, Bắc Kinh cũng sẽ đăng cai kỳ Thế vận hội mùa Đông và chào đón hàng nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.

    "Zero Covid-19 về trung hạn và dài hạn là không bền vững. Biến thể Delta cho thấy chiến lược này gần như bất khả thi. Sẽ rất khó để thấy Trung Quốc có thể đưa số ca mắc Covid-19 về 0 như thế nào trong mùa đông năm nay", theo ông Peter Collignon, giáo sư, bác sỹ về các bệnh truyền nhiễm tại trường Y, Đại học quốc gia Australia nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 740.000 liều vaccine Sputnik V còn hạn một tháng sẽ được tiêm trong tuần này

    Lô vaccine COVID-19 Sputnik V với gần 740.000 liều sẽ được chuyển tới các điểm tiêm chủng để sử dụng ngay khi có phiếu xuất xưởng.

    Theo TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), đơn vị đã lên kế hoạch cụ thể với từng địa phương để công tác tiêm chủng lô vaccine Sputnik V gần 740.000 liều diễn ra nhanh nhất. Trong tuần này, ngay khi có phiếu xuất xưởng, đơn vị sẽ chuyển vaccine tới điểm tiêm chủng đưa vào sử dụng. Hạn sử dụng của lô vaccine này là tới 30/10.

    Ông Đạt cho biết, hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay đều có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 6 tháng. Việc mua vaccine sử dụng với mục đích khẩn cấp dù thời hạn còn rất ngắn là việc cần thiết để tăng cường nguồn vaccine trong bối cảnh dịch bệnh.

    Khi nhập khẩu vaccine vào Việt Nam, nguyên tắc là tất cả doanh nghiệp đều phải xin phép và được thông qua bởi Bộ Y tế. Vabiotech đã thực hiện yêu cầu này với lô vaccine Sputnik V vừa mới nhập khẩu về. Đơn vị cũng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của Bộ Y tế về quy trìnhh nhập khẩu cũng như việc phải còn hạn sử dụng vaccine cho người dân.

    Cụ thể, Vabiotech có công văn gửi Bộ Y tế xin phép nhập khẩu loạt vaccine Sputnik V hạn sử dụng một tháng (tính từ khi nhập khẩu về là cuối tháng 9/2021) để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

    Theo nội dung công văn, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Y tế về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa qua, Vabiotech cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Sovico (Sovico) đàm phán tác với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) của CHLB Nga để hợp tác trong việc cung cấp vaccine COVID-19 Sputnik cho Việt Nam. Các đơn vị hoàn tất việc ký thoả thuận cung cấp vaccine vào ngày 17/9 với tổng số vaccine có thể cung cấp là 40 triệu liều vaccine Sputnik cho Việt Nam.

    Vabiotech nói về lô 740.000 liều Sputnik V còn HSD tới 30/10: Tại sao tới 16/10 không tiêm buộc phải hủy bỏ? - Ảnh 1.

    Ngay sau khi ký kết thoả thuận, để đáp ứng nhanh yêu cầu có vaccine phục vụ nhu cầu phòng chống dịch tại Việt Nam, RDIF nhanh chóng tập hợp được gần 740.000 liều vaccine Sputnik V thành phần I (component) từ nhiều nhà sản xuất vaccine khác nhau tại Nga để chuyển ngay sang Việt Nam. Tuy nhiên, các loạt vaccine này chỉ còn hạn sử dụng 1 tháng so với hạn sử dụng đang được phê duyệt (hạn sử dụng đến hết tháng 10/2021).

    Vabiotech cùng Sovico sau đó xin đề xuất Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép được nhập khẩu các loạt vaccine này vào Việt Nam. Sovico chịu trách nhiệm làm việc và cho, tặng các địa phương, doanh nghiệp có nhu cầu tiêm chủng vaccine này để phòng chống dịch.

    "Hạn dùng của vaccine này là 30/10, thì ngay trong tuần này nếu được Bộ Y tế cấp phép kịp thời gian còn hạn sử dụng chúng tôi sẽ chuyển đến các điểm tiêm chủng để sử dụng ngay", ông Đạt nói.

    Theo Tổ chức Y tế thế giới, thời hạn ấn định cho vaccine COVID-19 chỉ được sử dụng trước khi hết hạn 14 ngày, trước thời hạn đó vaccine COVID-19 vẫn còn nguyên hiệu lực và độ an toàn (nếu được bảo quản đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất). Do vậy, đối với các loại vaccine COVID-19 mà hạn sử dụng còn 14 ngày sẽ không được phép lưu hành trên thị trường.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giá thuốc trị Covid-19 có thể gấp 40 lần chi phí

    Thuốc molnupiravir trị Covid-19 của hãng dược Merck có chi phí sản xuất khoảng 17,74 USD/liệu trình, nhưng được bán cho chính phủ Mỹ với giá gấp 40 lần.

    Theo báo cáo được công bố tuần trước của các chuyên gia định giá thuốc tại Trường Y tế Công cộng Harvard và Bệnh viện King's College ở London, molnupiravir, loại thuốc uống được ca ngợi là "tiến bộ vượt bậc" trong điều trị Covid-19, có giá thành khoảng 17,74 USD, nhưng tập đoàn dược phẩm Merck đang ký hợp đồng bán cho chính phủ Mỹ với giá 712 USD cho một liệu trình 5 ngày.

    Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics hôm 1/10 công bố báo cáo thử nghiệm giai đoạn cuối, cho thấy molnupiravir giảm một nửa nguy cơ nhập viện, tử vong ở những ca Covid-19 vừa hoặc nhẹ. Molnupiravir là thuốc dạng viên, không phải tiêm vào tĩnh mạch như các kháng thể đơn dòng, nên dự kiến được sử dụng rộng rãi, dễ dàng hơn, giúp kéo giảm tỷ lệ tử vong và thay đổi cuộc chơi trước Covid-19.

    Trong 29 ngày thử nghiệm của Merck, không bệnh nhân nào trong số 385 sử dụng thuốc molnupiravir tử vong, trong khi 8 người thuộc nhóm dùng giả dược đã chết vì Covid-19, theo tuyên bố của hãng dược Mỹ. Merck đã nộp đơn xin Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho loại thuốc này.

    Tạo ra đột phá chưa từng thấy, một loại thuốc cực đỉnh lại khiến chính phủ Mỹ méo mặt - Ảnh 1.

    Thuốc viên trị Covid-19 molnupiravir của hãng dược phẩm Merck. Ảnh: Merck.

    Molnupiravir ban đầu được Đại học Emory, bang Georgia, nghiên cứu để điều trị bệnh viêm não ngựa ở Venezuela. Từ năm 2013, Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, thuộc Viện Y tế Quốc gia đã tài trợ cho Đại học Emory hơn 29 triệu USD để nghiên cứu loại thuốc này.

    Đến tháng 3/2020, Đại học Emory bán bản quyền thuốc molnupiravir cho Ridgeback Biotherapeutics, một công ty nhỏ tại Miami vốn không có phòng thí nghiệm, không cơ sở xuất. Hai tháng sau, Ridgeback Biotherapeutics bán bản quyền toàn cầu cho Merck với một khoản tiền không được tiết lộ.

    Ngoài những tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng, molnupiravir có thể mang lại lợi nhuận đáng kinh ngạc cho cả Merck và Ridgeback Biotherapeutics, được dự đoán lên tới 7 tỷ USD vào cuối năm nay. Sau khi công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng hôm 1/10, giá cổ phiếu của Merck tăng vọt, trong khi giá cổ phiếu của một số nhà sản xuất vaccine bị tụt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quỹ Vaccine sinh lời gần 50 tỷ đồng sau 4 tháng

    Tính đến 17h00 ngày 5/10, Quỹ vaccine huy động được 8.780 tỷ đồng, đã xuất 6.929,2 tỷ đồng mua vaccine, có 13 đơn vị chưa hoàn thành cam kết tài trợ...

    Việt Nam: Quỹ vaccine sinh lời gần 50 tỷ đồng sau 4 tháng; TQ nói về động thái mờ ám trước ca nhiễm Covid đầu tiên ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Vẫn còn 13 đơn vị chưa chuyển hết số tiền cam kết về Quỹ

    Bộ Tài chính vừa cập nhật tình hình tiếp nhận, sử dụng Quỹ vaccine phòng Covid-19.

    Theo bộ này, thực hiện nguyên tắc bảo toàn và phát triển Quỹ vaccine phòng Covid-19 quy định, trong tháng 9/2021, Ban Quản lý Quỹ tiếp tục tổ chức thực hiện việc gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại đối với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ.

    Việc gửi tiền theo nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh lãi suất, đảm bảo công khai, minh bạch theo đúng quy trình gửi tiền quy định tại Thông tư số 41/2021/TT-BTC ngày 02/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vaccine phòng Covid-19.

    Toàn bộ các khoản lãi tiền gửi có kỳ hạn của Quỹ đều là nguồn thu của Quỹ, được tổng hợp trong các báo cáo tài chính Quỹ và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

    Đến ngày 27/9/2021, số dư tiền gửi có kỳ hạn của Quỹ tại 4 ngân hàng thương mại bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank là 4.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 tháng, đến hạn ngày 30/9/2021. Lãi tiền gửi ngân hàng của Quỹ hiện lên đến 47,7 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, nhiều đơn vị đã chuyển một phần tiền ủng hộ Quỹ vaccine cách đây 4 tháng nhưng đến nay vẫn chưa chuyển hết theo cam kết.

    Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh cam kết 100 tỷ đồng, đã chuyển khoản 70 tỷ đồng ngày 28/7; Công ty Khu công nghiệp Đình Vũ (Deep C) cam kết 1 tỷ đồng, đã chuyển khoản một phần qua Vietcombank chiều ngày 30/6; Tập đoàn Foxconn Việt Nam cam kết tài trợ 10 tỷ đồng, đã chuyển 9,1 tỷ qua Vietcombank; 0,2 tỷ qua HDBank ngày 8/6; Công ty cổ phần An Phát Holdings cam kết 20 tỷ đã chuyển khoản 19 tỷ đến tài khoản BIDV ngày 17/6...

    Bài viết được trích dẫn từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bác điều tra về việc công bố chậm ca COVID-19 đầu tiên

    Theo báo cáo của Công ty Internet 2.0 ở Úc, số lượng bộ xét nghiệm PCR mà tỉnh Hồ Bắc mua đã tăng mạnh vào năm 2019, trước khi Trung Quốc báo cáo các ca bệnh COVID-19 đầu tiên. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ thông tin trong báo cáo này.

    Trung Quốc nói gì về phát hiện chấn động ngay trước ca nhiễm Covid đầu tiên ở Vũ Hán? - Ảnh 1.

    Các nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ và một bệnh nhân tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vào ngày 25-1-2020 - Ảnh: AFP

    Ngày 5-10, Hãng tin Bloomberg (Mỹ) dẫn nghiên cứu của một công ty an ninh mạng cho biết tỉnh Hồ Bắc - tâm dịch của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 - đã mua đáng kể các thiết bị được dùng để xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, trước lúc công bố ca bệnh COVID-19 đầu tiên.

    Tạp chí Nikkei Asia (Nhật Bản) cũng đăng thông tin trên vào cùng ngày. Thông tin trên được Công ty Internet 2.0 ở Úc cung cấp. Đây là công ty an ninh mạng chuyên về điều tra số và phân tích tình báo.

    Cụ thể, theo nghiên cứu, số lượng bộ xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) mà tỉnh Hồ Bắc mua đã tăng mạnh nhiều tháng vào năm 2019, trước khi Trung Quốc báo cáo các ca bệnh COVID-19 đầu tiên.

    Khoảng 67,4 triệu nhân dân tệ (10,5 triệu USD) đã được chi để mua các bộ xét nghiệm PCR ở Hồ Bắc trong năm 2019, gần gấp đôi số lượng năm 2018. Sự gia tăng bắt đầu từ tháng 5-2019.

    Bộ xét nghiệm PCR cho phép các nhà khoa học khuếch đại mẫu ADN để xét nghiệm với bệnh truyền nhiễm hoặc vật liệu di truyền khác.

    Internet 2.0 đã thu thập và phân tích dữ liệu từ một trang web tổng hợp thông tin về các gói thầu mua sắm công ở Trung Quốc. Nhóm phân tích bao gồm các cựu quan chức đến từ các cơ quan tình báo ở Mỹ, Vương quốc Anh, Úc và những nước khác.

    Dựa trên nghiên cứu, Internet 2.0 đã kết luận với "sự tin tưởng cao rằng COVID-19 đã bắt đầu sớm hơn nhiều so với thời điểm Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về COVID-19". Internet 2.0 đã kêu gọi điều tra thêm.

    Tuy nhiên, theo Bloomberg, một số chuyên gia y tế cho biết báo cáo của Internet 2.0 không cung cấp đủ thông tin để đưa ra kết luận như trên. Trong đó, họ cho biết bộ xét nghiệm PCR đã được sử dụng rộng rãi trong vài thập niên và đang ngày càng phổ biến.

    Trung Quốc nói gì về phát hiện chấn động ngay trước ca nhiễm Covid đầu tiên ở Vũ Hán? - Ảnh 2.

    Công ty Internet 2.0 phân tích về dữ liệu hợp đồng PCR ở tỉnh Hồ Bắc. Giá trị của các hợp đồng mua thiết bị xét nghiệm PCR tại tỉnh Hồ Bắc vào năm 2019 có giá trị cao hơn năm 2018 và năm 2017 cộng lại - Đồ họa: Bloomberg

    Còn theo Nikkei Asia, báo cáo trên càng làm dấy lên nghi ngờ về lập trường chính thức của Trung Quốc đối với nguồn gốc COVID-19, một chủ đề đã làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ những phát hiện nêu ra của báo cáo này.

    "Truy tìm nguồn gốc COVID-19 là một vấn đề khoa học nghiêm túc cần được các nhà khoa học giải quyết" - một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với Hãng tin Bloomberg.

    Trung Quốc lần đầu tiên thông báo cho WHO về 27 "ca bệnh viêm phổi" ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 31-12-2019. Một ngày sau, ngày 1-1-2020, chính quyền đã đóng cửa chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán sau khi phát hiện một số bệnh nhân là các tiểu thương hoặc người có đi đến chợ này.

    Bài viết được dẫn lại từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan khẳng định tiêm 'trộn' AstraZeneca và Pfizer là tốt nhất

    Nghiên cứu mới của Thái Lan công bố dữ liệu cụ thể về khả năng sinh miễn dịch khi áp dụng tiêm kết hợp 3 loại vắc xin COVID-19 gồm AstraZeneca, Pfizer và Sinovac, trong đó tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer cho kết quả tốt nhất.

    Thái Lan chia sẻ công thức thần dược để tạo ra siêu kháng thể: Cả 2 loại vắc xin đều có ở Việt Nam! - Ảnh 1.

    Pfizer/BioNTech là loại vắc xin mRNA được sử dụng rộng rãi trên thế giới - Ảnh: REUTERS

    Theo báo Bangkok Post, Viện Nghiên cứu lâm sàng Siriraj vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy trong số nhiều liệu trình tiêm kết hợp vắc xin COVID-19 đang được áp dụng ở Thái Lan, liệu trình nào bao gồm 1 liều Pfizer dùng công nghệ mRNA luôn cho kết quả tốt nhất.

    Dữ liệu cụ thể như sau:

    Kết hợp AstraZeneca - Pfizer (mũi 1 và 2) sinh ra lượng kháng thể IgG kháng vùng liên kết thụ thể protein gai (RBD) cao nhất - trung bình đạt 2.259,9 đơn vị BAU/ml (đây là một chỉ số đánh giá hiệu quả sinh miễn dịch của vắc xin).

    Sinovac - Pfizer là 2.181,8 BAU/ml

    Sinovac - AstraZeneca là 1.049,7 BAU/ml

    Hai liều AstraZeneca là 278,5 BAU/ml

    AstraZeneca - Sinovac là 172,1 BAU/ml

    Hai liều Sinovac là 164,4 BAU/ml

    Theo kết quả nghiên cứu trên, dùng Pfizer tiêm mũi 2 cho hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, việc kết hợp giữa Sinovac và AstraZeneca cũng cho kết quả tốt hơn 2 liều Sinovac hoặc 2 liều AstraZeneca. Thái Lan là nước đầu tiên trên thế giới tiêm kết hợp Sinovac - AstraZeneca để đối phó tình trạng thiếu thốn vắc xin.

    Ở Thái Lan và một số nước khác, ví dụ Úc, nếu tiêm mũi 1 là AstraZeneca thì sau 4-12 tuần có thể tiêm mũi thứ 2. Khoảng thời gian này tùy thuộc vào nguồn cung vắc xin và tình hình dịch bệnh ở từng nơi.

    Viện Siriraj không phát hiện trường hợp phản ứng nặng nào (hơn mức bình thường) trong các liệu trình tiêm trộn vắc xin nói trên.

    Người dân Thái Lan đã tiêm 2 liều Sinovac hồi đầu năm nay có quyền được tiêm liều bổ sung bằng AstraZeneca hoặc Pfizer.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tranh cãi tiêm vaccine cho người từng nhiễm nCoV

    Nhiều người cho rằng không cần tiêm vaccine nếu từng nhiễm nCoV, nhưng giới chuyên gia tin khả năng miễn dịch hậu nhiễm khó thay thế được vaccine.

    Cathy Cloud, cư dân Galveston, bang Texas, Mỹ, muốn làm xét nghiệm kháng thể để chứng minh cô đã được bảo vệ khỏi nCoV. Cloud mong bằng chứng này đủ khiến các thành viên trong gia đình không còn xa lánh chỉ vì cô chưa tiêm vaccine.

    Cloud cho biết cô mắc Covid-19 vào đầu tháng 8. Dù bị ốm rất nặng, phải vào phòng cấp cứu, điều trị bằng phương pháp kháng thể đơn dòng, sụt gần 5 kg trong hơn 15 ngày, cô vẫn cảm thấy "rất tuyệt vời" sau khi bình phục và không có hứng thú với tiêm vaccine.

    "Đó không phải là điều tệ nhất tôi trải qua trong đời", Cloud nói, tự tin rằng khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm đủ giúp bảo vệ cô trước Covid-19 trong tương lai.

    Cloud không phải là người duy nhất có quan điểm này. Tuần trước, cầu thủ bóng rổ Mỹ Jonathan Isaac nói trong một cuộc họp báo rằng anh không tiêm vaccine Covid-19, với lý do là đã có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm virus.

    Gần hai năm kể từ khi Covid-19 bùng phát, câu trả lời chính xác về khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tiến sĩ Minica Gandhi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư Y khoa tại Đại học California, nói một số dữ liệu chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên có hiệu quả tương tự vaccine, trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại.

    Thái Lan chia sẻ công thức thần dược để tạo ra siêu kháng thể: Cả 2 loại vắc xin đều có ở Việt Nam! - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters.

    Theo một nghiên cứu chưa được bình duyệt của Israel được thực hiện trên gần 780.000 người, những ca phục hồi sau nhiễm và chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 27 lần so với người chưa nhiễm và đã tiêm hai liều Pfizer. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ tăng cường khả năng bảo vệ trước biến chủng Delta, sau khi tiêm một liều vaccine.

    Nhiều người ủng hộ khả năng miễn dịch tự nhiên thêm rằng bằng chứng về khả năng bảo vệ hậu nhiễm đã được công nhận khi một số quốc gia xem đây là một trong những tiêu chí cấp "thẻ xanh Covid".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU có thể sắp đánh giá thuốc chống Covid-19 molnupiravir

    Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho biết họ sẽ cân nhắc việc đánh giá molnupiravir, loại thuốc chống Covid-19 đang được thử nghiệm, trong những ngày tới.

    "Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ xem xét liệu có nên bắt đầu đánh giá cuốn chiếu loại thuốc này hay không. Tất nhiên, mục tiêu là tìm hiểu xem dữ liệu có đủ để hỗ trợ quá trình đánh giá cuốn chiếu hay không", Marco Cavaleri, người đứng đầu chiến lược vaccine của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), trả lời phóng viên hôm 5/10 khi được hỏi về thuốc molnupiravir của hãng dược Mỹ Merck.

    Cavaleri cho biết EMA đã nắm được "một số kết quả hàng đầu đang được công ty đưa ra" về molnupiravir, trong khi Merck cho hay họ có kế hoạch nộp đơn xin cấp phép sử dụng loại thuốc này lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cùng các cơ quan quản lý khác trên toàn thế giới.

    Thái Lan chia sẻ công thức thần dược để tạo ra siêu kháng thể: Cả 2 loại vắc xin đều có ở Việt Nam! - Ảnh 1.

    Các viên thuốc molnupiravir trong bức ảnh được nhà sản xuất công bố hồi tháng 5. Ảnh: AFP.

    Đại diện Merck hôm 1/10 cho biết molnupiravir có tác dụng giảm gần 50% nguy cơ nhập viện và tử vong vì Covid-19, sau khi phân tích thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn Ba với 775 bệnh nhân. Australia hôm qua thông báo đặt mua 300.000 liều molnupiravir. Một số nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng đang đàm phán để mua loại thuốc tiềm năng này.

    Theo quy trình đánh giá cuốn chiếu, EMA có thể đẩy nhanh phê duyệt thuốc bằng cách xem xét dữ liệu an toàn và hiệu quả có sẵn, thay vì chờ đợi cho đến khi nhà sản xuất chính thức nộp đơn xin cấp phép. Việc phê duyệt có thể mất vài tháng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính quyền Singapore lo lắng vì dân đi tiêm chui, chọn vắc xin Trung Quốc

    Bộ Y tế Singapore ghi nhận 3.486 ca mắc và 9 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 5-10. Đây là mức cao nhất trong ngày kể từ khi đại dịch bùng phát tại Singapore. Trong lúc đó xuất hiện tình trạng người dân tìm đến phòng khám tư tiêm mũi 3.

    Hiện tượng lạ ở quốc gia ĐNÁ giàu có: Dân chúng đổ xô đi tiêm chui Sinopharm dù đã tiêm đủ 2 liều Pfizer/Moderna - Ảnh 1.

    Theo báo Straits Times của Singapore, trong số 3.486 ca mắc mới, chỉ có 6 ca là các trường hợp nhập cảnh. 9 trường hợp tử vong đều có bệnh lý tiềm ẩn, độ tuổi dao động từ 64 đến 90.

    Đây là số ca nhiễm mới cao nhất được ghi nhận trong một ngày kể từ khi dịch bùng phát tại Singapore. "Kỷ lục" cũ được ghi nhận vào ngày 1-10 vừa qua với 2.909 ca mắc mới.

    Số liệu của Bộ Y tế Singapore cho thấy tính từ đầu dịch đến nay nước này ghi nhận gần 110.000 trường hợp mắc COVID-19. Hiện có hơn 1.500 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện.

    Dân Singapore tự tiêm "trộn"

    Giới chức Singapore khuyến cáo nên tiêm vắc xin cùng loại, cùng công nghệ trong lúc một ủy ban chuyên trách nghiên cứu tính khả thi của việc tiêm "trộn", tức mũi tiêm tăng cường khác 2 mũi đầu.

    Tuy nhiên, nhiều người dân đã đổ xô đến các phòng khám tư nhân để tiêm các loại vắc xin khác, chủ yếu là Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc.

    Ông Chua Guan Kiat, bác sĩ tại Phòng khám và phẫu thuật y tế Chua, cho biết nhu cầu đối với hai loại vắc xin này "rất lớn". Khách đến tiêm chủ yếu là người lớn tuổi đã được tiêm 2 liều vắc xin Pfizer hoặc Moderna.

    Một người đàn ông 57 tuổi họ Loh và làm việc trong lĩnh vực xây dựng đã chọn Sinopharm dù được mời đi tiêm vắc xin Moderna. Ông này cho biết đã tiêm 2 liều Pfizer và gặp phản ứng phụ nên muốn tiêm Sinopharm để ít bị tác dụng phụ không mong muốn.

    Tương tự, một người khác tên Ho giãi bày lý do chọn Sinopharm là vì không muốn bị "đau dữ dội" tại chỗ tiêm như 2 liều Pfizer đầu tiên.

    Bà Michelle Lim, giám đốc một phòng khám khác cho biết đã tiêm được hơn 1.000 liều tăng cường từ tháng 9 đến nay. Phần lớn chọn vắc xin Trung Quốc vì cùng lý do như ông Loh, số còn lại thì tin rằng sự kết hợp này sẽ giúp tăng số lượng kháng thể.

    Cũng cần thấy rằng người gốc Hoa chiếm đến gần 3/4 dân số Singapore.

    Một số bệnh viện tư nhân lớn đã thận trọng chờ hướng dẫn từ Bộ Y tế Singapore và từ chối tiêm "trộn" vắc xin, theo Straits Times.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo cuộc chiến chống dịch COVID-19 chưa kết thúc

    Ngày 5/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, dù có nhiều quan điểm cho rằng cuộc chiến này sắp đi tới hồi kết.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở San Lorenzo, Paraguay, ngày 16/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

    Phát biểu trong buổi thảo luận trực tuyến của WHO, bà Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, cho biết cơ quan này đã ghi nhận có 3,1 triệu ca mắc COVID-19 mới trong tuần qua và 54.000 trường hợp thiệt mạng, dù con số thực tế có thể cao hơn.

    Do vậy, bà Van Kerkhove cho rằng "tình hình hiện nay vẫn khá khó lường, bởi chúng ta vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn sự lây lan của virus". Bà cũng bày tỏ quan ngại việc tại một số thành phố, các phòng chăm sóc đặc biệt và bệnh viện vẫn chật kín người nhưng trên phố, người ta ứng xử như thể đại dịch đã hoàn toàn chấm dứt". Theo bà Van Kerkhove, do cách thức thế giới xử lí khủng hoảng, COVID-19 sẽ không bị loại trừ và vẫn sẽ tồn tại dai dẳng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới đã ghi nhận trên 236,3 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 5/10, thế giới đã có 236.320.929 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 4.825.887 ca tử vong. Số người đã bình phục hiện là 213.392.505 trong khi vẫn còn 85.861 ca đang phải điều trị tích cực.

     - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

    Mỹ, Ấn Độ và Brazil là ba nước bị ảnh hưởng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ (44.689.347 ca) tương đương 1/5 số ca nhiễm thế giới, trong khi số ca tử vong (722.439 ca) tương đương hơn 1/6 ca tử vong trên thế giới. Ấn Độ hiện đứng thứ hai về số ca nhiễm (trên 33,8 triệu ca), Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (trên 598.000 ca).

    Châu Á vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất, hiện đã lên tới trên 76,4 triệu ca, vượt xa khu vực ở vị trí thứ hai là châu Âu (trên 59,5 triệu ca). Bắc Mỹ hiện có trên 53,7 triệu ca nhiễm, trong khi con số này ở Nam Mỹ là trên 37,8 triệu ca. Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn song tổng số ca nhiễm đã lên tới trên 8,4 triệu ca. Châu Đại Dương có tổng cộng 241.963 ca nhiễm.

    Tại châu Âu, Anh hiện là nước có nhiều ca nhiễm nhất (trên 7,9 triệu ca) trong khi Nga là nước có nhiều ca tử vong nhất (211.696 ca). Ngày 5/10, Nga ghi nhận 895 ca tử vong, mức cao nhất theo ngày kể từ khi đại dịch bùng phát. Nước này cũng có thêm 25.110 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua.

    Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết nguyên nhân chính là do mức độ tiêm chủng chưa đủ. Ông Peskov nhấn mạnh: “Virus đang ngày càng lây lan mạnh trong khi tỷ lệ tiêm chủng chưa đủ... những người không tiêm phòng sẽ bị ốm nặng hơn và thậm chí tử vong". Điện Kremlin đã tăng cường các biện pháp nâng cao hiểu biết cho người dân về sự cần thiết của việc tiêm chủng. Cùng ngày, Cục Bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe con người LB Nga đã thông báo hủy bỏ các sự kiện đại chúng đông người trên toàn nước Nga do dịch diễn biến phức tạp.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại