‘Chồng tâm lý, vợ được thương’
Chuyện "trọng nội khinh ngoại" hoặc ngược lại, liên quan đến cha mẹ hai bên, luôn để lại những vết thương sâu sắc. Nhiều gia đình thường xuyên cãi nhau, thậm chí đổ vỡ, chỉ bởi người vợ cảm thấy đơn độc trong gia đình chồng, khóc thầm vì nhớ nhà đẻ. Song nếu cân bằng "đối nội - đối ngoại" được như anh Nguyên (34 tuổi, kỹ sư điện, huyện Bình Chánh) thì tổ ấm lại rộn tiếng cười, dâu rể được thương hơn cả con ruột.
Mặc dù nội ngoại đều xa nhưng tình cảm luôn gần gũi, bởi vợ chồng anh đã định sẵn thời gian về thăm bố mẹ hai bên mỗi tháng. Hễ về chơi ngoại, anh luôn mua quà, giúp bố vợ rửa xe, thay bóng đèn, sửa vòi nước hư,… nên được tin tưởng như con đẻ. Còn ở nhà nội, chuyện lớn nào anh Nguyên cũng "đứng mũi chịu sào", chia sẻ để ông bà hiểu nỗi lòng con dâu.
Chị Din vợ anh cho hay: "Thực ra, ông bà nội không thích con trai phụ vợ rửa bát, nói mất đi tôn nghiêm đàn ông. Chồng mình luôn là người lên tiếng, giải thích với ông bà, khéo léo bênh vực vợ. Nhờ chồng tâm lý, mình chưa bao giờ xích mích với mẹ chồng".
Thấy con trai không phân biệt đối xử nội ngoại, bố mẹ vợ quý mến hay tiếp tế thực phẩm sạch gửi lên, vợ chồng hòa thuận hiếm khi cãi nhau, con dâu hiếu thảo với bố mẹ chồng,… nên ông bà nội cũng dần hiểu và đồng tình.
Hai vợ chồng chị Hà (giám đốc, Thủ Đức) cũng phối hợp nhịp nhàng trong chăm sóc con cái, đối nội - ngoại hai bên.
Theo chị Din, mỗi gia đình sống đời với nhau 20-30 năm, sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận dâu rể mới. Chuyện làm sao để cả 3 gia đình "nhà nội, nhà ngoại, nhà mình" gắn bó như người một nhà, càng khó hơn. Nếu thực lòng quan tâm đến bố mẹ và anh chị em hai bên, chồng không quên sinh nhật mẹ vợ,… thì sẽ bồi đắp được tình thân.
‘Nội ngoại cân bằng, gia đình êm ấm’
Ngày nay, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, bố vợ - con rể đã gần như thoát khỏi định kiến cũ. Dâu rể thời hiện đại sẻ chia trách nhiệm, cũng mang đến nhiều lợi ích cho hạnh phúc hôn nhân. Đầu tiên là cảm giác được tôn trọng, vợ chồng thương nhau, thương cả cha mẹ sinh thành. Sau là mở rộng các mối quan hệ, anh chị em hai bên hỗ trợ nhau, ông bà đỡ đần trông cháu... Việc quan tâm họ hàng chòm xóm còn giúp mỗi dịp dâu rể về chơi có cảm giác thân thuộc như về nhà. Con cháu cũng noi gương người lớn, bồi đắp tình cảm với ông bà và sống hiếu kính cha mẹ sau này.
Điều quan trọng nhất giữ "nhà nội, nhà ngoại, nhà mình" luôn gắn bó là sự quan tâm chân thành.
Tuy nhiên, ứng xử nội ngoại thế nào cho phải đạo làm con không dễ dàng. Các chuyên gia hôn nhân khuyên rằng, điều quan trọng nhất là vợ chồng cần phải thống nhất quan điểm "nội hay ngoại đều là gia đình của mình". Cả hai cũng nên bàn bạc sớm nhất có thể, trước hoặc ngay sau cưới, thỏa thuận rõ ràng về cách đối xử chân thành từ tâm với gia đình bạn đời.
Những thiết bị gia dụng từ BlueStone luôn là trợ thủ đắc lực vun đắp tình cảm nội ngoại.
Đại diện BlueStone - thương hiệu gia dụng hiện đại cổ vũ cả hai giới sẻ chia việc nhà - cho hay cầu nối nội ngoại cần người phụ nữ tinh tế vun đắp, song không thể thiếu tiếng nói người đàn ông, xé tan định kiến cũ. BlueStone cũng khuyến khích các cặp đôi sẻ chia cả mối quan hệ gia đình hai bên. Vợ chồng công bằng văn minh, về thăm nội ngoại tần suất như nhau, thường xuyên gọi điện thoại cho cha mẹ vợ, quan tâm đến cả anh em bên ngoại,… sẽ tròn chữ hiếu, trọn chữ tình.
Mùa hè này, ngoài những chuyến về thăm nội ngoại, những chuyến du lịch tề tựu đủ ông bà hai bên…, BlueStone gợi ý chiến dịch hè "Xay êm cuộc sống" với sinh tố thiết đãi những món ngon mới lạ và bổ dưỡng cho cha mẹ nội ngoại. "Già được bát canh, trẻ manh áo mới", vốn là câu tục ngữ ngụ ý về nỗi mong mỏi giản dị của người cao tuổi. Sử dụng máy xay sinh tố đúng cách, bạn có thể chế biến được những món ăn, thức uống hợp khẩu vị bậc sinh thành.