Trước khi chiến tranh nổ ra, nước Mỹ đã từng rất chào đón và coi trọng những người nhập cư mang quốc tịch Đức. Thậm chí, tiếng Đức còn thành ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại đây với hơn 100 triệu người nhập cư hoặc mang một phần huyết thống từ quốc gia ngoại lai này.
Một nhóm người Mỹ gốc Đức có dấu hiệu "khả nghi" bị giam giữ tại khu tập trung nằm bên trong doanh trại quân sự Fort Douglas, bang Utah.
Nhưng từ khi chiến tranh nổ ra thì nước Đức đã bị coi là kẻ thù chung của toàn bộ các quốc gia theo phe Đồng Minh, bao gồm cả Mỹ.
Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là ông Woodrow Wilson thậm chí còn tuyên bố chính quyền và người dân bản xứ sẽ đối xử với cộng đồng nhập cư gốc Mỹ như "kẻ thù ngoại lai", và nếu họ muốn được xã hội chấp nhận thì phải bày tỏ rõ thái độ yêu nước và từ bỏ hoàn toàn bản sắc của dân tộc Đức.
Người Mỹ tập trung tại một buổi lễ đốt sách viết bằng tiếng Đức trong khuôn viên ngôi trường Baraboo High School, thị trấn Baraboo, bang Wisconsin.
Trước thái độ gay gắt từ phía chính quyền, quan điểm chung của toàn xã hội Mỹ cũng lập tức thay đổi.
Nhiều bài báo và ấn phẩm đặc biệt đã được xuất bản với nội dung tấn công trực tiếp vào cộng đồng dân nhập cư gốc Đức, đồng thời cũng lên tiếng cáo buộc các nhà thờ, trường học hay tòa soạn do người gốc Đức sở hữu về hành vi tham gia làm gián điệp cho kẻ thù.
Từ đó, hàng nghìn người nhập cư gốc Đức đã bị mất việc trong khi hàng triêu người dân bản xứ quyết định dừng nói tiếng Đức. Toàn bộ 14 bang của Mỹ còn ra lệnh cấm đoán việc giảng dạy thứ ngôn ngữ "không thích hợp cho những chàng trai và cô gái Mỹ thuần khiết".
Một nhóm người Mỹ gốc Đức đang thực hiện lao động bắt buộc để xây dựng khu nhà sinh hoạt bên trong trại tập trung, nơi bản thân đang bị giam giữ cùng hàng triệu người khác.
Nhiều tổ chức xã hội đã cổ động người dân đốt hết sách vở viết bằng tiếng Đức, gây sức ép để chính quyền đổi tên thành phố, thị trấn, con đường, công viên và trường học bằng tiếng Đức sang tên của những cộng đồng tại Pháp cũng như nhiều quốc gia thuộc phe Đồng Minh từng bị hủy hoại trong chiến tranh.
Ngoài ra, một số người Mỹ gốc Đức nhanh chóng bị chính quyền tịch thu toàn bộ khối tài sản lên tới nửa triệu USD rồi tiến hành giam giữ trong các khu trại tập trung dân sự với hàng loạt lý do khác nhau.
Điển hình là ông Erich Posselt, một nhân chứng sống đã bị bắt vào tháng 07/1918 chỉ vì dám sáng tác thơ ca nói về nhóm phi công chạy trốn xuyên nước Đức. Ông được trả tự do sau 17 tháng sống cảnh lầm than ở nơi tù tội.
Ngày 08/02/1918, một nhóm người Mỹ gốc Đức đang thực hiện lao động bắt buộc bên trong khu trại tập trung nằm gần thị trấn Oglethorpe, bang Georgia.
Nhiều tên gọi liên quan tới nước Đức cũng bị thay đổi, ví dụ như món dưa cải muối sauerkraut bị đổi thành "bắp cải tự do", món bánh hamburger bị đổi thành "bánh kẹp tự do" và giống chó Daschund bị đổi thành "chó tự do".
Một vài nơi thuê mướn nhân công người Mỹ gốc Đức làm việc cũng bị gọi điện quấy rối để chất vấn, bị các tổ chức xã hội lén theo dõi hoặc bị hành hung theo cách thức man rợ.
Ước tính, có khoảng hơn 6.000 người trong số đó bị đưa vào giam giữ bên trong những khu trại tập trung do chính quyền xây dựng với cáo buộc liên quan tới hoạt động gián điệp, hay đơn giản hơn là dám bày tỏ thái độ thân thiết đối với quê hương cũ của mình.
Mặc dù Thế Chiến thứ nhất đã chính thức khép màn từ cuối năm 1918 nhưng hàng triệu người dân nhập cư vẫn phải đợi tới năm 1920 mới được trả tự do, sau đó lập tức bị trục xuất về nước Đức.
Năm 1917, một nhóm người Mỹ gốc Đức đang đứng trước khu nhà mà họ vừa xây dựng bên trong trại tập trung nằm gần thị trấn Hot Springs, bang North Carolina.
Đống tro tàn còn sót lại sau buổi đốt sách tại ngôi trường Baraboo High School với thông điệp được ghi trên nền đất: "Đây là những thứ còn sót lại của Đức tại B.H.S".
Ngày 25/09/1919, thị trấn Hoboken, bang New Jersey, một nhóm người Mỹ gốc Đức vừa được trả tự do sau khi chiến tranh kết thúc và đang chờ bị đưa lên tàu nhằm trục xuất về nước.
Nhóm người Mỹ gốc Đức bên trong trại tập trung tại nơi đất khách quê người.
Sau khi Mỹ chính thức tham chiến, quân đội nước này cũng bắt đầu lùng bắt toàn bộ tàu thủy thương mại đang hoạt động xung quanh lãnh hải quốc gia. Tổng cộng có khoảng hơn 1.800 thủy thủ với nhiều quốc tịch khác nhau bị đưa vào trại tập trung theo phương thức đó.
Năm 1917, một nhóm người Mỹ gốc Đức đã tự xây dựng ngôi làng theo phong cách quê nhà bên trong trại tập trung nằm gần thị trấn Hot Springs, bang North Carolina.
Ngày 19/08/1918, ông John Meints, một nông dân sống tại thị trấn Luverne, bang Minnesota bị nhóm người bịt mặt tấn công, đổ hắc ín và lông gà lên người vì không chịu mua trái phiếu phục vụ chiến tranh.
Bức hình tuyên truyền của chính phủ Mỹ với nội dung: "Tôi thích chó, nhưng không phải giống chó này" với hình ảnh một chú chó Daschund đội mũ và đeo mề đay đặc trưng của quân đội Đức khi đó.
Năm 1917, thành phố Chicago, bang Illinois, tấm biển với nội dung: "Nguy hiểm với lũ thân Đức – Những người Mỹ trung thành luôn được chào đón tại Công viên Edison".
Bên trong trại tập trung nằm gần thị trấn Hot Springs, bang North Carolina vào năm 1917.