Cũng theo tờ báo Mỹ, con tàu SES này rất có thể là được đặt tên là "Saba" được thiết kế với nhiệm vụ quét mìn.
Cần nhấn mạnh rằng Triều Tiên, Nga và Na Uy là các nước hiện sử dụng rộng rãi SES và thiết kế của con tàu được cho là tương đồng với các tàu SES của Triều Tiên.
Hình ảnh được cho là tàu "Saba" trong nhà máy đóng tàu của Iran tháng 5/2020 (Nguồn: Fars News).
"Saba" được cho là tàu quét mìn đầu tiên của Iran và sẽ mang lại những khả năng mới cho Tehran bất chấp cả Hải quân Iran và IRGC (Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran) đang sử dụng rộng rãi các loại thủy lôi.
Việc triển khai SES cho hoạt động phong tỏa bằng thủy lôi không phải là ứng dụng duy nhất.
Các tàu SES là kết hợp một tàu Catamaran (tàu hai thân) với đệm khí tương tự như một thủy phi cơ.
Đồ họa chi tiết hơn về nguyên mẫu tàu "Saba" (Nguồn: Naval News).
Các tàu lớp Oksøy và lớp Alta của Hải quân Hoàng gia Na Uy cũng sử dụng thiết kế này. Tuy nhiên, chúng lớn hơn và lớp vỏ bằng nhựa, không giống như lớp vỏ của "Saba" dường như được làm hoàn toàn bằng thép.
Mặc dù con tàu này có thể không phải là một tàu mang tên lửa, nhưng nếu ứng dụng công nghệ SES thành công, chúng ta có thể mường tượng ra các tàu chiến tương lai của Iran.
Một tàu SES của Triều Tiên khai hỏa tên lửa chống hạm. Từ sự tương đồng trong thiết kế với "Saba", Naval News nghi ngờ rằng Iran đã có được công nghệ đóng tàu SES từ đối tác Đông Á này.