Theo nguồn tin này, phương tiện trên sau khi được đưa lên khí quyển Trái đất, đã tự cơ động trở về mặt đất với vận tốc lên tới Mach 10 (12.356 km/h).
Tờ báo Anh Daily Star nhận định, Yu-74 kết hợp với tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới (ICBM) RS-28 Sarmat có thể mở đợt tấn công hạt nhân từ Nga tới London chỉ mất 13 phút và không hệ thống phòng thủ tên lửa nào của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nào có thể ngăn chặn nó.
Hồi tháng 4/2016, giới chức quân sự Mỹ đã khẳng định về sự tồn tại của thiết bị bay Yu-74, cũng như Project 4202 với vai trò là vũ khí tối mật của Nga và chưa thể có biện pháp đối phó thích hợp.
Ảnh minh họa
Ngoài Nga, Mỹ và Trung Quốc cũng đang theo đuổi các chương trình phát triển phương tiện lượn siêu thanh trong bầu khí quyển Trái đất để trang bị trên ICBM. Động thái này là để đối phó với công nghệ phòng thủ tên lửa ngày càng phát triển.
Tờ báo Anh Daily Star đánh giá, việc thông tin về Project 4202 xuất hiện trong thời điểm quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp chưa từng có, cũng như cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra là nằm trong sự tính toán của Moscow.
Cùng với đó, sự kiện quân sự mang tính toàn cầu này cũng giảm sự quan tâm của Mỹ và phương Tây tới cuộc nội chiến ở Syria và căng thẳng giữa Moscow và Kiev gần đây.
Liên quan tới vấn đề này, giới phân tích quân sự quốc tế đánh giá, thông tin do Daily Star có phần mang tính phóng đại. Đây có thể là một phần trong chiến dịch truyền thông của phương Tây, NATO thổi phồng tiềm lực quân sự của Nga để buộc giới chức châu Âu và các quốc gia đồng minh gia tăng chi tiêu quốc phòng.
Tuy nhiên, những thông tin được công khai cũng mang lại những thông tin đáng kinh ngạc về thiết bị bay Yu-74, loại vũ khí khiến “lá chắn tên lửa” của Mỹ trở lên vô dụng.