"Quân đội Ba Lan phải có khả năng tiến hành các cuộc tấn công phối hợp đa dạng với độ chính xác cao và quy mô lớn vào sâu trong lãnh thổ đối phương nhằm làm giảm tiềm năng chiến đấu của kẻ địch trước khi xảy ra đối đầu trực tiếp".
Người đứng đầu bộ chỉ huy tác chiến của Lực lượng vũ trang Ba Lan - Thiếu tướng Maciej Klish cho biết: “Điều này sẽ cho chúng tôi cơ hội ngăn chặn và tự vệ hiệu quả trong tình huống bị đe dọa”.
Tướng Klish nói thêm: “Chúng tôi không thể cho phép xảy ra một cuộc chiến tranh tương tự những gì xảy ra ở Ukraine, bởi vì trong tình huống như vậy, chúng tôi có thể sẽ thất bại”.
Ông Klish nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động phối hợp theo nhiều hướng cùng một lúc: “Ví dụ, nếu Lực lượng phòng vệ đóng cửa tuyến đường sắt trong một thời gian, giao thông vận tải sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng hơn”.
“Nếu quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn hoàn thành nhiệm vụ, tiêu diệt phần lớn tập đoàn quân địch ở vị trí xa biên giới của ta, thì tiểu đoàn trưởng sẽ có điều kiện thuận lợi để tiến hành trận đánh”.
Trong bối cảnh đó, vị tướng cũng lưu ý rằng việc phát triển khả năng trinh sát và tấn công của Quân đội Ba Lan ở nhiều cấp độ khác nhau hiện rất quan trọng.
Đặc biệt có thể kể đến ở đây là vào năm ngoái, Tập đoàn WB đã thử nghiệm máy bay không người lái thuộc hệ thống trinh sát và tấn công Gladius, và tới tháng 12 đã nhận được những thành phần đầu tiên của tổ hợp này.
Ngoài máy bay không người lái, Quân đội Ba Lan còn có hệ thống liên lạc nội địa, hệ thống điều khiển hỏa lực Topaz và tổ hợp phân tích dữ liệu được tạo ra trên cơ sở trí tuệ nhân tạo.
Ngày nay Ba Lan có một số lượng thực sự đáng kể các dự án quốc phòng, trị giá lên tới hàng chục tỷ đô la, chủ yếu là với Hàn Quốc, nhằm mục đích tăng cường những khía cạnh mà Quân đội Ba Lan còn yếu - chúng ta đang nói về hợp đồng mua xe tăng, máy bay, hệ thống pháo phản lực phóng loạt, pháo tự hành và nhiều thứ khác.
Pháo phản lực phóng loạt Homar-K của Quân đội Ba Lan.