Giám đốc hợp tác kỹ thuật - quân sự liên bang Nga, ông Dmitry Shugayev mới đây trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấnSputnik đã cho biết một thông tin đáng chú ý
Đó là Nga không loại trừ khả năng thảo luận với Iran về việc cung cấp tên lửa phòng không và thiết bị điện tử vô tuyến cho nước này, cũng như việc tạo ra một hệ thống tích hợp an ninh trên vịnh Ba Tư
Ông Shugayev nhấn mạnh rằng Nga đã hành động tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc tế, cụ thể quan chức này nói rằng hợp tác quốc phòng về vũ khí tấn công với Tehran không thể bắt đầu trước tháng 10 năm 2020
"Trước khi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hết hiệu lực, chúng ta có thể thảo luận về các vấn đề sau: giao vũ khí phòng không, tạo ra một hệ thống giám sát, an ninh và phòng thủ tích hợp cho bờ biển vịnh Ba Tư"
Bên cạnh đó là cung cấp thiết bị vô tuyến điện tử, hiện đại hóa những hệ thống phòng không đã được chuyển giao trước đây cho Iran, bàn giao thêm vũ khí cỡ nhỏ và đạn dược, ông Shugayev nói thêm
Mặc dù thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nga - Iran hiện tại đã có hiệu lực từ năm 2001, nhưng hợp tác với Tehran bị hạn chế bởi Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốcvà sắc lệnh của Tổng thống Nga, ban hành ngày 11-3-2016
Hãng tin Bloomberg của Mỹ đã báo cáo vào đầu năm nay rằng, Matxcova đã từ chối bán hệ thống phòng không S-400 Triumf cho Tehran do hiệu lực các lệnh trừng phạt
Theo cơ quan này, Nga coi quyết định trên là quá rủi ro vì có thể gây leo thang căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Iran đã bác bỏ, nói rằng nước này chưa có kế hoạch mua các hệ thống phòng không
Liên quan đến vấn đề trên, ông Shugayev cũng lưu ý rằng Nga đã sẵn sàng cung cấp các hệ thống phòng không S-400 cho Iran, nhưng Cộng hòa Hồi giáo chưa đề nghị
Sự hờ hững của Iran đối với các hệ thống tên lửa phòng không Nga được đánh giá là bởi quốc gia Trung Đông này đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển vũ khí thời gian qua.
Những tổ hợp phòng không nội địa của họ như Khordad 3, Khordad 15 hay Bavar 373 đã phần nào chứng tỏ năng lực ưu việt của mình, chúng hoàn toàn đủ sức thay thế vũ khí nhập khẩu.
Thậm chí gần đây còn có thông tin cho biết lực lượng phòng không Syria muốn mua tổ hợp Bavar 373 của Iran do các hệ thống S-300PM của Nga tỏ ra thiếu tin cậy.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khác cũng được đánh giá là rất quan trọng chính là việc nền kinh tế Iran đang gặp rất nhiều khó khăn vì các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf có giá thành lên tới 400 - 500 triệu USD, quá lớn so với ngân sách còn eo hẹp của Tehran vào lúc này.
Lý do cuối cùng được nhắc đến đó là nhiều khả năng Iran vẫn đang lo ngại có một thỏa thuận ngầm giữa Nga và Israel, theo đó mã nguồn của S-400 Triumf có thể bị tiết lộ như những đồn đoán xung quanh hệ thống S-300PMU-2 Favorit mà nước này đang sở hữu, dẫn đến hiệu quả khi sử dụng không cao.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-vi-sao-iran-ho-hung-khi-nga-danh-tieng-san-sang-cung-cap-s400-triumf/826962.antd#p-10