Gạt bỏ mặc cảm và sự kỳ thị của những người xung quanh các nạn nhân của những vụ tấn công bằng axit tại Ấn Độ đã đoàn kết với nhau thực hiện chiến dịch "Chặn đứng các vụ tạt axit".
Ritu, 20 tuổi bị trả thù bằng axit trong một vụ tranh chấp tài sản của những người thân trong gia đình vào năm 2012.
Soniya Choudhari, 30 tuổi, bị hai người láng giềng tấn công vào năm 2004 sau một vụ tranh cãi.
Sau cái chết của mẹ ruột, Rupa phải sống với mẹ kế tại một ngôi làng nhỏ ở Uttar Pradesh. Vì không muốn chăm sóc cô, bà mẹ kế này đã đổ axit vào mặt Rupa khi cô đang ngủ. Cô đã phải nằm viện 3 tháng để điều trị vết thương.
Dolly, 14 tuổi, sống ở Agra cùng với gia đình. Cô bị tấn công bằng axit lúc 12 tuổi bởi một người đàn ông gấp hai lần tuổi cô. Đối tượng này đã ép cô quan hệ tình dục nhiều lần. Ước mơ hiện giờ của Dolly là trở thành một bác sĩ.
Gita bị người chồng vũ phu (phía sau) sử dụng axit tấn công. Người đàn ông này đã tạt axit vào cô và 2 đứa con gái do cô không sinh được con trai.
Cô Nitu, 24 tuổi, con gái của Gita đang làm việc tại quán cà phê do các thành viên của chiến dịch "Chấm dứt tấn công bằng axit" sáng lập. Cô mong muốn 1 ngày nào đó sẽ trở thành ca sỹ.
Một người mẹ đang cầu nguyện cho đứa con gái đã qua đời vì bị tạt axit 10 năm về trước.
Cô Ritu (phải) và người bạn Soniya (trái) đều là nạn nhân của các vụ tấn công bằng axit cho biết, họ muốn tiếp thêm sức mạnh cho những người có cảnh ngộ tương tự.
Hai nạn nhân bị tạt axit đang tham gia hoạt động tại trung tâm chống các vụ bạo hành.
Rupa luôn muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang và mơ ước có thể mở cửa hàng thời trang ở New Delhi hoặc Mumba.
Dù chịu số phận bất hạnh, nhưng những cô gái này vẫn khiến người khác khâm phục bởi nghị lực sống phi thường.
Cô gái bị hủy hoại hết phần dưới khuôn mặt can đảm xuất hiện trước ống kính nhiếp ảnh gia. Nhiều người không khỏi kinh hãi khi chứng kiến loại tội ác kinh hoàng này vẫn đang tồn tại ở Ấn Độ.
Dolly cũng với mẹ và chị cô trò chuyện vui vẻ với nhiếp ảnh gia.
Vết sẹo trên khuôn mặt sẽ là nỗi ám ảnh khôn nguôi với họ, là “bản án chung thân” vĩnh viễn cột chặt cuộc đời họ với thiệt thòi, bất hạnh.
Chiến dịch “Chặn đứng các vụ tạt axit” ban đầu được thực hiện ở thủ đô New Delhi nhưng giờ đã lan ra khắp các khu vực tại Ấn Độ.
Khi chia sẻ câu chuyện đau lòng với nhiếp ảnh gia Pascal Mannaerts, họ hy vọng nâng cao nhận thức của người dân về chiến dịch “Chặn đứng các vụ tạt axit” và giúp đỡ những phụ nữ có số phận tương tự.
Nhiếp ảnh gia Mannaerts cho biết: “Những cô gái này không muốn che giấu gương mặt. Họ thiết kế quần áo, mở quán cà phê tại Agra. Họ muốn mỉm cười và thực hiện nhiều dự định khác nhau trong cuộc sống”.
Họ cũng tiếp xúc với những nhóm thiểu số khác như các nạn nhân bị hãm hiếp, cộng đồng chuyển đổi giới tính, người già neo đơn, để truyền cảm hứng và nghị lực sống. Họ không muốn bị gọi là nạn nhân, mà muốn gọi là những "người đấu tranh".