9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa

Lâm Anh |

Nhìn vào những phương pháp vệ sinh và chăm sóc thân thể của người xưa này, hẳn bạn sẽ thấy nhiều điều vô cùng lạ lẫm.

1. Nhà vệ sinh

Trong thời cổ đại, nơi đi vệ sinh không có gì ngoài những cái rãnh và hố ở bên ngoài nơi ở.

Sau đó con người đã có những nhà vệ sinh đầu tiên dưới dạng hố đá được lấp đầy cát. Trong thời văn minh La Mã cổ đại, nhà vệ sinh công cộng đã có hệ thống cống nước. Người ta thậm chí còn có những cuộc nói chuyện dài và tụ họp ở đây.

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 1.

Vào thời Trung cổ, người dân chỉ sử dụng chậu đồng để chứa chất thải rồi đổ chúng ra đường. Riêng tầng lớp quý tộc đã sử dụng chậu sứ, gọi là Bourdalou. Điều đáng nói là chậu sứ loại này lại được bán trong những cửa hàng đồ cổ như vật dụng để đựng nước sốt.

Trong thời kỳ Phục hưng, người châu Âu đã phát triển hệ thống cống rãnh. Nhà vệ sinh đầu tiên đã ra đời vào năm 1590.

2. Phương pháp tránh thai

Năm 1494, cuộc thám hiểm của Columbus đã mang đến một căn bệnh không bất ngờ đến châu Âu – bệnh giang mai. Một vài năm sau, tất cả các nước châu Âu đều bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Dù con người đã cố gắng tìm ra một phương pháp ngăn ngừa căn bệnh nói trên nhưng phải đến thế kỳ 17, bao cao su mới ra đời. 

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 2.

Việc phát minh ra bao cao su như thế nào đến nay vẫn còn chưa sáng tỏ. Một câu chuyện kể rằng vị bác sĩ tên Condom đã áp dụng một chiếc bao cho vua Charles II để giúp ông có con ngoài ý muốn. Nhưng hầu hết các chuyên gia không tin điều này.

3. Phá thai

Phụ nữ ngày xưa sử dụng bất cứ vật gì sắc nhọn trong tay để phá thai như kim đan, móc treo kim loại hoặc con quay. Bên cạnh đó họ cũng sử dụng những thức uống độc hại. Một số chất như iot, glycerin thậm chí là thủy ngân cũng được tiêm vào tử cung để phá thai.

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 3.

4. Cạo râu

Việc cạo râu có từ thời cổ đại vì người xưa tin rằng đó là nơi ẩn náu của các kí sinh trùng, cách loại bỏ chúng tốt nhất là cạo râu. Nam giới có thể sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau như những loại vỏ cứng, dao, bùn, sáp, lửa, thậm chí là dao găm, rìu và lưỡi kiếm để cạo râu. Việc cạo râu do người thợ cắt tóc thực hiện.

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 4.

5. Băng vệ sinh

Ở Ai Cập cổ đại, phụ nữ sử dụng loại băng giống như tampon (băng vệ sinh hiện đại có hình trụ) làm từ gỗ, phủ giấy cói. Dưới thời La Mã cổ đại, băng vệ sinh là tấm bông vải. Ở Châu Âu thời trung cổ, phụ nữ dùng băng vải để buộc vào cạp váy. 

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 5.

Mãi cho đến thế kỷ 20, người ta vẫn chỉ dùng các tấm vải và giặt đi để sử dụng lại nhiều lần. Trong Thế chiến 2, các y tá đã bắt đầu dùng băng y tế để thấm hút. Đây được coi là tiền thân của băng vệ sinh ngày nay.

6. Đồ dùng chăm sóc răng miệng

Bàn chải đánh răng ngày xưa là một cây gậy gỗ với một đầu để chải và một đầu được vót nhọn để cầm. Bên cạnh đó, người ta cũng dùng vải bọc những mảnh đá vôi vỡ vụn hoặc than để làm sạch răng. 

Ở châu Âu, người ta không đánh răng lâu vì nghĩ đây là một hành vi không đàng hoàng. Nhưng sự ra đời của một cuốn sách về chăm sóc nha khoa được viết vào thế kỷ 17 mô tả về căn bệnh sâu răng đã khiến tình hình thay đổi.

Năm 1780, loại bàn chải được làm từ sợi tổng hợp được phát minh. Người ta tin rằng vi khuẩn không thể tích tụ trên loại bàn chải này.

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 6.

7. Chất khử mùi

Các chất ngăn mồ hôi đầu tiên được phát minh từ thời cổ đại ở Trung Đông và Ai Cập và chúng là các loại dầu thơm đặc biệt. Trong khi đó, muối đã được sử dụng ở châu Á với công dụng tương tự.

Ở châu Âu, loại nước hoa đầu tiên được phát minh vào thế kỉ 16 còn chất khử mùi đầu tiên được phát minh vào năm 1880 ở Mỹ. Đến năm 1935, chất ngăn mồ hôi đầu tiên ra đời.

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 7.

8. Tã lót của trẻ em

Trong thời cổ đại, cỏ khô, rêu hoặc tro được đặt trong vải hoặc da động vật để làm tã cho trẻ em. Tiền thân của tã lót ngày nay do biên tập viên tạp chí Vogue – Marion Donovan phát minh. 

Tã lót bằng giấy Pampers lần đầu ra mắt.

Ban đầu, ý tưởng của bà bị cho là điên rồ, tuy nhiên Donovan đã nhanh chóng bán phát minh này với giá 1 triệu USD (gần 23 tỷ đồng). Sau đó, tã giấy Pampers dùng một lần xuất hiện trên thị trường vào năm 1961.

9. Mặt nạ nước đá

Mặt nạ loại này được cho là dùng để chữa chứng nôn nao, chóng mặt khi sử dụng đồ uống có cồn từ năm 1947.

9 câu chuyện về vệ sinh và chăm sóc cơ thể kỳ lạ của người xưa - Ảnh 9.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại