“8 tiếng trọn vẹn” làm việc trong ngày, có phải ai cũng được?

PR |

"8 tiếng" là khoảng thời gian làm việc bình thường của một người theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với các nữ công nhân thì thời gian đó dường như khó thể thực hiện đúng. Đang mang thai ở tháng thứ năm, dù được công ty tạo điều kiện đổi việc và giảm giờ làm nhưng khối lượng công việc thường ngày của chị Hà không giảm là bao, điều đó vô hình trung đã tăng thêm áp lực cho người phụ nữ này.

Chị Hà đang làm công nhân tại một công ty da giày, sau hai đứa con đầu là con gái, chị lại tiếp tục mang thai lần thứ ba để chồng khỏi bị bạn bè, họ hàng chê cười, dè bỉu.

Khi thai mới được vài tuần tuổi, chị được công ty chuyển từ khâu phết keo có mùi độc hại sang khâu thành phẩm, khi nào con được 1 tuổi thì sẽ quay lại công việc cũ.

Ở khâu mới tuy không độc hại, nhưng chiếc ghế dành cho bà bầu quá thấp so với bàn chuyền đang chạy. 

Chị phải ngồi thẳng vai, vươn thẳng tay mới bắt kịp từng chiếc giày chạy qua. "Ngồi như thế mỏi vai, tê tay luôn lại không được việc, nên nhiều khi để kịp tiến độ không bị quản lý phàn nàn, tôi buộc phải đứng suốt khi làm", chị Hà chia sẻ.

“8 tiếng trọn vẹn” làm việc trong ngày, có phải ai cũng được? - Ảnh 1.

Bây giờ đã là tháng thứ năm của thai kỳ, chị được công ty cho về sớm trước 1 tiếng, nhưng chỉ tiêu được giao không thấp hơn lúc còn làm 8 tiếng là bao. "Thời gian không có nhiều, nên tôi càng phải chăm chỉ, cố gắng hơn lúc không mang bầu để kịp hoàn thành sản phẩm đúng tiến độ". 

Thời gian và khối lượng công việc như vậy đồng nghĩa, so với thời gian chưa mang bầu bây giờ chị còn bị áp lực công việc nhiều hơn. Bên cạnh công việc ở khâu thành phẩm, thỉnh thoảng hàng về nhiều, bên khâu phết keo cần người, quản lý lại nhờ chị quay lại đó làm vài ngày. 

Chị nói: "Luật công ty không cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú làm việc ở khâu độc hại nhưng quản lý nhờ thì cũng khó từ chối, keo bị đổ trên quần áo, dính vô da là chuyện thường ở đây. Dù lo lắng có hại cho sức khỏe em bé nhưng tôi vẫn làm vì không muốn mất lòng với quản lý, bị làm khó dễ sau sinh".

Môi trường làm việc không đảm bảo, làm những công việc không thuộc khâu mình được phân công, giảm giờ làm nhưng không giảm chỉ tiêu, ảnh hưởng các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới,... đó không chỉ là câu chuyện riêng của chị Hà mà chúng ta hoàn toàn có thể vô tình bắt gặp ở đâu đó trong cuộc sống.

“8 tiếng trọn vẹn” làm việc trong ngày, có phải ai cũng được? - Ảnh 2.

Theo quy định của pháp luật nước ta, thời gian lao động một ngày là 8 tiếng, có thể thay đổi tùy vào tính chất công việc nhưng không quá 48 tiếng/ tuần. 

Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là phụ nữ trong 8 tiếng họ sẽ không chỉ làm công việc của mình mà có thể làm những công việc không tên, không được trả lương khác. Chưa kể khối lượng công việc có sự chênh lệch với thời gian, tăng áp lực nhưng tiền lương không thay đổi.

Những điều bất công như vậy vốn đã tồn tại từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn. 

Phụ nữ Việt Nam thường được khen là những người phụ nữ chịu thương, chịu khó, đảm đang, có sự nhẫn nhịn, hy sinh nhưng đôi khi chính điều đó tạo điều kiện cho sự bất bình đẳng giới đang tiếp diễn như một lẽ thường.

8 tiếng khoảng thời gian lao động chung, phụ nữ hay đàn ông cũng vậy. Ai cũng đều nỗ lực để hoàn thành công việc của mình, hãy để họ được tận hưởng, toàn tâm trong 8 tiếng với công việc họ đang làm và nhận được thành quả xứng đáng.

"8 TIẾNG TRỌN VẸN" là cuộc thi làm phim ngắn đặc biệt, gồm hai hạng mục Phim truyện và Phim tài liệu, do CARE Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh TPD phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ truyền thông của TUVA Communication, diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4/2019. 

Kinh phí tổ chức và giải thưởng do sáng kiến Đầu tư vào Phụ nữ (Investing in Women) của Chính phủ Úc hỗ trợ.

Cuộc thi như một lời kêu gọi đến tất cả mọi người, hãy cùng chung tay nâng cao nhân thức và lên tiếng về định kiến đang ngăn cản sự tham gia bình đẳng của người lao động, bất kể giới tính tại nơi làm việc. 

Đây là một cơ hội và thử thách mới dành cho bất cứ ai mong muốn phá bỏ định kiến về bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam nói chúng và trong môi trường làm việc nói riêng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại