1. Bạn cần có một ngân sách rõ ràng
Michael Kelly, một nhà hoạch định tài chính, người sáng lập Switchback Financial cho biết mọi người thường ghét nghe lời khuyên rằng họ cần có kế hoạch chi tiêu.
"Hai từ ngân sách giống như những chiếc đinh đóng trên bảng đen, tâm trí mọi người lập tức nhảy đến những hạn chế của việc lập ngân sách. Họ khó chịu khi cho rằng mình phải sống một cuộc sống gò bó và nhàm chán trong khuôn khổ ngân sách ấy", Kelly nói.
Thực tế thì lập ngân sách là một yếu tố cốt lõi để đảm bảo tài chính được ổn định. Nó không hề kìm hãm, gò bó cuộc sống của bạn, gây tốn thời gian hay khó khăn để thiết lập. Để mọi thứ dễ dàng hơn, bạn hãy tự động hóa việc chi trả các hóa đơn và thử nghiệm những phương pháp lập ngân sách đơn giản.
Lập ngân sách là một phương pháp quản lý chi tiêu có chủ đích, giúp cân bằng cuộc sống hiện tại và và tiết kiệm cho tương lai.
2. Dù đang nợ nần hay rất ít tiền hãy bắt đầu với việc tiết kiệm
"Nếu bạn không nhìn thấy tiền thì sẽ không tiêu nó", Sharon Epperson, phóng viên tài chính cá nhân kỳ cựu của CNBC cho biết. "Hãy cài tự động chuyển tiền từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm".
Theo một khảo sát của GOBankingRates, hơn một nửa người Mỹ có tài khoản tiết kiệm dưới 1.000 USD. Theo các chuyên gia, dù việc tiêu xài luôn hấp dẫn hơn tiết kiệm sau khi lấy lương, bạn nên ưu tiên dành tiền cho tài khoản tiết kiệm. Một cách giúp việc tiết kiệm dễ hàng hơn là tự động hóa.
3. Hạn chế các chi phí không cần thiết
iPhone 13 giảm giá khó tin tại Việt Nam
Tiền đồ uống, giải trí... đều xét vào khoản chi phí không cần thiết. Bạn có thể sống thoải mái khi không có những thứ này. Không có món nào trong số này giúp tăng thêm giá trị cơ bản trong cuộc sống của bạn. Chúng ta thường không mua vì lý do hợp lý mà mua vì lý do cảm xúc.
Danh sách các giao dịch thường được bạn quyết định theo cảm xúc tiếp theo gồm quần áo, xem phim, sản phẩm làm đẹp. Nếu nghĩ lại một cách bình tĩnh và khách quan, bạn sẽ nhận ra mình đã tiêu tốn không ít tiền cho các sản phẩm làm đẹp bởi sự hứng thú sau khi xem quảng cáo về những xu hướng mới nhất.
Đừng mua những sản phẩm đắt tiền chỉ vì bạn có đủ số tiền đó. Trước khi mua một món đồ, đặc biệt là đồ xa xỉ, hãy suy nghĩ về chất lượng thực sự và giá của sản phẩm, liệu chúng có tương xứng không và cho bản thân thời gian chờ trước khi đưa ra quyết định.
4. Dù có tăng lương thì cũng đừng chi tiêu nhiều hơn
Dường như ai cũng hiểu được rằng "không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, điểm mấu chốt là bạn giữ lại được từng nào tiền". Vậy nhưng khi được tăng lương thì mọi người dường như lại quên sạch lời khuyên ấy.
Rachel Wooten, giám đốc tài chính tại Flint Group nói: "Sau khi được tăng lương, nhiều người ngay lập tức nghĩ đến việc nâng cấp nhà cửa hoặc phương tiện đi lại. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xe hơi, nhà cửa cũng sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc.
Do đó niềm hạnh phúc mà bạn có được khi sở hữu chúng cũng chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn mà thôi". Bỏ ra cả số tiền lớn để mang về niềm vui ngắn ngủi dường như là cách làm không khôn ngoan chút nào.
Bạn nên tránh xu hướng tâm lý này, thay vì nâng cấp lối sống thì tăng cường tiết kiệm và đầu tư khi được tăng lương hay có tiền thưởng. Qua đó tình hình tài chính của bạn chắc chắn sẽ có những bước tiến lớn.
5. Đừng mua đồ chỉ để chứng tỏ với người khác
"Tiêu tiền vào những thứ bạn muốn tức thời có thể ảnh hưởng tới các nhu cầu trong tương lai" John Rampton, người sáng lập, CEO của Calendar khuyên.
"Đừng lãng phí thời gian vào những món đồ đắt tiền hay xe đắt đỏ", ông nói. "Tốt hơn hết là tiết kiệm tiền cho dài hạn và cho những thứ có thể tiếp tục sinh tiền thay vì những thứ khiến bạn tốn tiền".
6. Lên kế hoạch trước cho các bữa ăn
Cách tốt nhất để bạn thực hiện việc tiết kiệm chính là chuẩn tự nấu ăn ở nhà thay vì đi ăn ngoài. Nấu ăn ở nhà nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu không làm đúng, bạn có thể sẽ chi tiêu còn tốn hơn thay vì tiết kiệm. Đó là lý do vì sao bạn cần phải lập kế hoạch này một cách chiến lược.
Hãy ghi ra những món bạn thích ăn, lên kế hoạch cho thực đơn tuần để dễ dàng mua sắm hơn. Đừng la cà vào những quầy hàng không có sản phẩm bạn định mua, không đi mua đồ khi đói và không để lãng phí thực phẩm. Đó chính là những mẹo "nhỏ mà có võ", giúp tài khoản tiết kiệm của bạn ngày càng tăng.
7. Giữ cho mọi thứ đơn giản
Giữ cho mọi thứ đơn giản, bao giờ bạn cũng sẽ quản lý được chúng sát sao và cẩn thận hơn. Nguyên tắc đơn giản ấy áp dụng cho cả danh mục đầu tư. Ben Carlson, Warren Buffett và các chuyên gia đầu tư khác đã so sánh hiệu suất của các danh mục đầu tư đơn giản hoặc "lười biếng" với một số chiến lược đầu tư phức tạp, tốn kém.
Họ nhận thấy rằng các chiến lược phức tạp không đánh bại được các quỹ tương hỗ chi phí thấp hoặc các quỹ hoán đổi danh mục. Một danh mục đầu tư đơn giản, đa dạng có thể mang lại cho bạn hiệu quả trong dài hạn.
Triết lý đơn giản cũng áp dụng cho tài khoản ngân hàng, tài khoản đầu tư và thẻ tín dụng. Nhiều người có thói quen sử dụng hàng tá tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng khác nhau. Điều đó khiến cho việc theo dõi chi tiêu và tiết kiệm của họ trở nên khó khăn hơn, thậm chí là quên thanh toán thẻ tín dụng.
Những tài khoản này làm tăng thêm sự phức tạp không cần thiết cho cuộc sống của bạn và khiến việc quản lý tài chính trở nên vất vả hơn nhiều. Hãy đơn giản hóa cuộc sống của mình, suy nghĩ kỹ trước khi mở một tài khoản mới là cách làm đúng đắn.
8. Đầu tư để nghỉ hưu sớm hơn
Theo khảo sát năm 2018 của GOBankingRates, hơn 1/3 người Mỹ có khoản tiết kiệm dưới 10.000 USD khi về hưu.
Những năm 20 tuổi, chúng ta rất dễ bỏ qua việc tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu, nhưng thực chất đây lại là thời gian tốt nhất để làm việc đó. Tiết kiệm càng sớm, bạn sẽ càng được lợi về lãi suất.
Vì vậy, lời khuyên cần nghe đó là dù bạn bao nhiêu tuổi, hãy ưu tiên đầu tư cho tài khoản nghỉ hưu.