Máu là chìa khóa quan trọng trong tuần hoàn của con người. Ngoài việc vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong cơ thể, nó còn chứa các tế bào chết, các chất gây viêm và chất béo oxy hóa. Nếu những chất này quá nhiều trong máu thì sẽ làm cho máu đặc hơn và gây cản trở lưu thông máu .
Mặc dù cơ thể con người có cơ chế loại bỏ các chất thải chuyển hóa trong máu, nhưng nếu bạn không chú ý đến chế độ ăn uống của mình, chức năng của cơ chế này sẽ giảm đi. Các chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở chúng ta, 6 loại thực phẩm dưới đây là “thủ phạm” khiến máu ngày càng đặc hơn, nên ăn càng ít càng tốt.
1. Ăn thực phẩm nhiều dầu
Thực phẩm nhiều dầu làm tăng nguy cơ mỡ máu, gan nhiễm mỡ
Dầu ăn chứa lượng calo cao, những thực phẩm chứa nhiều calo chính là kẻ “giết người” lớn nhất, làm giảm hiệu quả phân hủy chất béo của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, mỡ máu và các bệnh khác.
Ngoài thực phẩm chiên rán, bánh quy và mì gói cũng được coi là chế độ ăn nhiều dầu mỡ, bởi trong quá trình sản xuất những sản phẩm này rất dễ sản sinh ra chất béo chuyển hóa. Đặc biệt, những người thường xuyên ăn ngoài hàng quán, vô tình sẽ nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu.
Nếu bạn quá bận rộn trong công việc và thường xuyên gọi đồ ăn bên ngoài thì nến cố gắng ăn lành mạnh hơn trong các ngày nghỉ, để lượng calo trong cơ thể được cân bằng.
2. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn làm tăng đột nhớt của máu
Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích… cũng giống như chế độ ăn nhiều dầu mỡ, có khả năng làm tăng độ nhớt của máu. Đặc biệt những loại thực phẩm chế biến sẵn đại trà, giá thành thấp, nguyên liệu không đảm bảo, tăng chất hóa học và sử dụng nhiều phẩm màu nhân tạo để cải thiện mùi vị, hình thức trong quá trình chế biến… rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Do đó, nếu bạn muốn giúp máu sạch sẽ, lưu thông tốt, tốt nhất nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả pizza đông lạnh, bánh bao đông lạnh,… những thực phẩm đông lạnh có vẻ tiện lợi nhưng không được khuyến khích lựa chọn để ăn hàng ngày.
3. Da động vật hầm nhừ
Da lợn, da gà nên ăn vừa phải
Mặc dù các loại da động vật như da lợn, da gà… rất giàu collagen, được cho là giúp duy trì bảo vệ sự đàn hồi, căng bóng của làn da chúng ta nhưng các loại thực phẩm này sẽ bị biến chất trong quá trình ninh hầm nhiều giờ trên bếp lửa.
Đặc biệt khi chiên, hoặc quay nóng trực tiếp trên lửa, da động vật càng dễ biến chất hơn, thậm chí gây ra những độc tố nguy hiểm, tác hại lớn đến sức khỏe. Do đó, những món thịt ninh hầm, có ngon đến mấy cũng nên ăn vừa phải.
4. Các loại kem lạnh
Kem lạnh chứa nhiều đường và chất béo chuyển hóa
Khi ăn kem đã tan chảy, bạn sẽ thấy nó ngọt hơn nhiều so với kem đông lạnh, điều này là do cơ thể con người khó cảm nhận được vị ngọt khi kem ở dạng đông đá. Điều này cho thấy, kem chứa rất nhiều đường. Bên cạnh đó, kem còn chứa chất béo chuyển hóa, cả hai chất này đều có thể gây hại cho cơ chế loại bỏ chất chuyển hóa của cơ thể và làm cho máu đặc hơn.
5. Trái cây ngâm đường
Trái cây ngâm đường có thể gây tăng đường huyết
Các loại trái cây ngâm đường như sấu ngâm đường, mơ ngâm đường, dâu ngâm đường… được rất nhiều người ưa thích sử dụng trong mùa hè, dùng pha nước uống để giải khát.
Tuy nhiên, ngoài trái cây, một nửa nguyên liệu của thực phẩm này chính là đường, nếu sử dụng nhiều có thể làm tăng đường huyết đột ngột, đường fructose trong trái cây sẽ làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong cơ thể.
Do đó, dù những loại trái cây ngâm đường có thể tạo thành các loại đồ uống thơm ngon, nhưng xét về chất dinh dưỡng, chúng thực sự là những đồ uống không nên sử dụng quá nhiều, có thể gây hại cho mạch máu.
6. Salad trộn
Nhiều người cho rằng bản thân chỉ ăn salad, tại sao lượng đường trong máu tăng cao. Thực chất, một số sản phẩm sốt để trộn salad được bày bán trên thị trường cũng giống như những thực phẩm chế biến sẵn, chúng chứa rất nhiều chất hóa học, chất bảo quản được thêm vào quá trình sản xuất, gây ức chế chức năng loại bỏ chất thải chuyển hóa của cơ thể. Thậm chí khi xem nhãn thông tin của một số loại nước trộn salad có lượng calo cao hơn mì ăn liền.
Vì vậy, nếu bạn muốn ăn một món salad thực sự tốt cho sức khỏe, khuyến nghị mọi người sử dụng dầu ô liu, giấm và nước sốt tự làm tại nhà để chế vào món salad, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa giúp bảo vệ mạch máu.