5 hành vi cho thấy trẻ có EQ thấp nhưng cha mẹ cứ nghĩ là bình thường

Thiên An |

Cha mẹ nên để ý hơn đến các hành vi của con.

Mọi người đều yêu trẻ con nhưng không phải ai cũng thích những "đứa trẻ nghịch ngợm" có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp như: thích la hét, không chịu nghe lời thậm chí cố tình làm trò gây phiền hà cho người khác.

Vậy trẻ như thế nào bị coi là trẻ có EQ thấp? Chúng khác với những đứa trẻ có EQ cao như thế nào?

5 hành vi cho thấy trẻ có EQ thấp nhưng cha mẹ cứ nghĩ là bình thường

1. Dễ xúc động, thường mất bình tĩnh

Não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, thỉnh thoảng nổi giận và bộc phát cảm xúc là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên nổi giận và cơn giận dai dẳng thì đây thực chất là dấu hiệu của EQ thấp.

Sở dĩ một số trẻ thường mất bình tĩnh là do cha mẹ quá chiều chuộng, khiến chúng thích sử dụng khóc lóc để biểu đạt sự không hài lòng hoặc để đạt được mục tiêu nào đó, chẳng hạn như đôi khi cha mẹ không muốn mua một món đồ nào đó cho trẻ thì trẻ sẽ dùng chiêu "làm nũng, giận dỗi" như một hình thức đe dọa.

Những đứa trẻ bộc phát cảm xúc linh tinh như vậy thường có khả năng tự chủ kém, vì được cha mẹ chiều chuộng nên không được giáo dục tốt. Khi lớn lên, chúng thường mắc kẹt trong "vũng lầy" cảm xúc và không biết cách kiểm soát cảm xúc của mình.

 - Ảnh 1.

Trẻ có EQ thấp thường không biết kiểm soát cảm xúc của bản thân (Ảnh minh họa)

2. Nói chuyện không suy nghĩ

Nhiều đứa trẻ nói chuyện mà không suy nghĩ, dễ dàng thốt ra những lời làm tổn thương người khác. Nhiều người cho rằng nói mà không suy nghĩ là "thẳng tính" nhưng tế, đó là dấu hiệu của EQ thấp.

3. Ích kỷ

Những đứa trẻ có EQ thấp sẽ không quan tâm đến cảm xúc của người khác mà chỉ quan tâm đến cảm xúc của chính mình, miễn là mình thấy vui là đủ, không bao giờ cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác. Khi làm tổn thương người khác, chúng không bao giờ nghĩ tới việc lời nói của mình sẽ gây tổn thương cho người khác đến mức nào.

4. Thiếu lễ phép

Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp thường thô lỗ, thiếu lễ phép. Một người mẹ từng than phiền về việc mỗi lần dẫn con đến nhà họ hàng chơi, con toàn nói chuyện trống không với người lớn, điều này khiến chị rất phiền lòng và xấu hổ.

Thiếu lễ phép ở trẻ em chính là biểu hiện của chỉ số EQ thấp, những đứa trẻ như thế này sẽ khó mở đường trong xã hội, và cũng sẽ không được người khác yêu mến.

5. Tự cho mình là trung tâm

Vì coi mình là trung tâm nên những đứa trẻ như vậy dễ dàng làm tổn thương người khác một cách vô tội vạ.

Những đứa trẻ có EQ thấp này thiển cận và chỉ tập trung vào những niềm vui nhất thời. Chúng không biết rằng việc chỉ chú tâm đến cảm xúc của bản thân sẽ khiến chúng đánh mất tình bạn và cơ hội xây dựng tình bạn.

 - Ảnh 2.

Cha mẹ cần là người uốn nắn và định hướng cho con (Ảnh minh họa)

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện EQ của con?

Để cải thiện EQ cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện các bước sau:

- Tạo môi trường an toàn để trẻ thể hiện cảm xúc: Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của mình một cách cởi mở và không bị phán xét.

- Dạy trẻ cách nhận biết và đặt tên cho cảm xúc: Giúp trẻ hiểu và diễn đạt cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn.

- Làm gương cho trẻ: Cha mẹ cần tự mình thể hiện cảm xúc một cách lành mạnh và kiểm soát được.

- Học cách lắng nghe và đồng cảm: Lắng nghe trẻ mà không vội vàng đưa ra lời khuyên hoặc phán xét, thể hiện sự đồng cảm với cảm xúc của trẻ.

- Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề: Khuyến khích trẻ tìm ra các giải pháp cho các tình huống khó khăn họ gặp phải.

- Dạy trẻ kỹ năng xã hội: Như cách chia sẻ, lượt, và cư xử lịch sự với người khác.

- Tăng cường kỹ năng tự chủ: Giúp trẻ phát triển khả năng tự kiểm soát hành vi và phản ứng của mình.

- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm: Như thể thao, nghệ thuật, hoặc các câu lạc bộ để trẻ học cách hợp tác và tương tác với người khác.

- Đặt ra quy tắc và giới hạn rõ ràng: Điều này giúp trẻ học được sự kỷ luật và sự quan trọng của việc tuân thủ các quy định.

- Khen ngợi và khích lệ: Khi trẻ thể hiện cảm xúc tích cực hoặc hành vi tốt, hãy khen ngợi để củng cố các hành vi đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại