... Ước tính hiện có gần 3 triệu người Việt Nam bị mắc căn bệnh nói trên và hơn 170.000 trường hợp gãy xương do loãng xương”.
Ngày 15-10, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đưa ra thông tin trên tại hội nghị “Hưởng ứng tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2017”.
BS Diệp cho biết loãng xương không có dấu hiệu báo trước và biểu hiện cũng không bộc lộ bên ngoài nên rất khó nhận biết. Hầu hết bệnh nhân khi nhập viện do loãng xương đều đã bước vào giai đoạn nặng với những biến chứng nặng nề như gãy xương tại cột sống, cổ tay, cổ xương đùi…
“Ở giai đoạn này việc điều trị rất tốn kém do phải sử dụng những loại thuốc đặc trị, điều trị nhiều đợt liên tục và kéo dài trong nhiều năm” - BS Diệp lưu ý.
BS Diệp cho biết thêm để có bộ xương khỏe và phòng gãy xương, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn uống đầy đủ can xi, vitamin D và các chất khoáng vitamin cần thiết cho xương như phospho, kẽm, iốt…
“Thường xuyên tập thể dục thể thao, phòng tránh té ngã. Bên cạnh đó, loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây loãng xương như hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu. Người cao tuổi khi di chuyển nên sử dụng thiết bị bảo vệ hông và phương tiện hỗ trợ” - BS Diệp nói.