Đi vệ sinh sau khi ngủ dậy
Quãng thời gian từ 23h-1h sáng là quãng thời gian gan hoạt động mạnh nhất để bài độc trong giấc ngủ. Sau một đêm dài tích tụ và trao đổi chất, độc tố được bài trừ từ gan, mật, thận tập trung hết về ruột và bàng quang, khiến bạn có cảm giác buồn đi vệ sinh.
Ảnh minh họa: Internet
Vì thế, sáng sớm khi ngủ dậy, hãy đi vệ sinh để thải độc tố trong bàng quang ra ngoài. Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng để vừa "đánh thức" hoạt động của cơ thể, vừa giúp bổ sung nước cho các hoạt động bài tiết độc tố của các cơ quan nội tạng.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn sáng đầy đủ
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên chúng ta không được bỏ bữa sáng, thậm chí còn coi đây là bữa quan trọng nhất trong ngày và nên ăn no, ăn đủ chất. Bữa sáng cung cấp năng lượng cho cả ngày, là nền tảng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Dịch mật được sản sinh trong đêm sẽ cô đặc và dự trữ trong túi mật, nếu bạn bỏ qua bữa sáng, dịch mật sẽ không được tiêu hóa nên sẽ ở lại trong túi mật lâu hơn. Nếu bạn bỏ bữa sáng trong thời gian dài, dịch mật liên tục tích tụ trong túi mật và đường ruột sẽ tiết ra cholesterol dần dần hình thành sỏi mật.
Đồng thời, bỏ bữa sáng còn đem đến tác hại không tưởng cho sức khỏe như: ảnh hưởng tới dạ dày, gây béo phì, tiểu đường, đẩy nhanh quá trình lão hóa...
Ảnh minh họa: Internet
Uống một cốc nước ấm
Khi thức dậy hãy uống 1 cốc nước ấm. Việc này sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, cung cấp nước cho tiến trình trao đổi chất, tăng cường khả năng thải độc và thúc đẩy tuần hoàn máu cho cơ thể.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên vận động nhẹ nhàng sau khi thức dậy để tránh hoa mắt, chóng mặt do máu tuần hoàn còn chậm, không kịp vận chuyển oxy tới não. Vì vậy hãy nán lại giường một lát, thực hiện các động tác khởi động nhẹ nhàng như: vươn vai, xoay trái phải, kéo căng cơ thể để các khớp xương được giãn ra.
Điều này cũng giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, giảm thiểu sự đau mỏi cơ, đồng thời thúc đẩy sự tuần hoàn trong cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Ngoài 3 điều trên, để gan luôn khỏe mạnh hãy thực hiện thêm các phương pháp "vàng" sau:
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá: Nếu bắt buộc phải sử dụng rượu bia, hãy dùng với lượng vừa phải. Khi đã mắc các bệnh về gan, tuyệt đối không nên uống rượu bia. Với thuốc lá cũng vậy, đây không chỉ là tác nhân gây các bệnh về gan, phổi cho mà còn có nguy cơ gây bệnh cho người thân.
- Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên vừa giúp ta luôn có sức khỏe tốt, tăng cường thể lực mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, để các cơ quan nội tạng hoạt động tốt hơn.
Ảnh minh họa: Internet
- Dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng là một bước không thể thiếu để có một sức khỏe tốt.
- Khám sức khỏe định kỳ: hãy khám sức khỏe định kỳ theo năm để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, có thể kịp thời phát hiện và khám chữa bệnh./.