Văn hóa hôn - Bạn có biết?

camnhung |

Nụ hôn giới tính chỉ thực sự ngọt ngào được vài phút, sau đó sẽ là cảm giác miễn cưỡng, thậm chí khó chịu.

Nụ hôn và văn hóa… hôn vốn thường được mang ra mổ xẻ. Vậy điều này có gì đặc biệt khiến phải tranh cãi đến vậy? Trong khuôn khổ bài viết này,Chúng tôi sẽ cung cấp tới độc giả nhiều điều thú vị xung quanh khía cạnh xã hội, văn hóa, thậm chí cả tín ngưỡng của nụ hôn...

Định nghĩa nụ hôn

Hôn là hành động thể hiện tình cảm có lẽ chỉ tồn tại ở loài người. Giải thích một cách trần trụi nhất, đó là hành động dùng môi của một người... tác động lên vùng mặt hoặc bất kỳ bộ phận nào của một đối tượng khác (không nhất thiết phải là người!).

"Nụ hôn tiễn biệt chiến tranh" nổi tiếng tại Quảng trường Times của tác giả Victor đăng trên tờ New York Times. (Ảnh chụp vào ngày Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh - 14/8 /1945). Ảnh: New York Times

Theo cách hiểu của nhiều người Á Đông, nếu đích đến không phải là môi thì nụ hôn đó được gọi là "thơm". Hôn môi là cách thể hiện tình yêu chỉ dành riêng cho nam-nữ. Điều này đúng cả với những xã hội văn minh, tân tiến nhất trên thế giới, chứ không riêng gì các nền văn minh Á Đông. Ngoại trừ hôn môi, nụ hôn là cách con người bày tỏ tình cảm yêu thương gần gũi trong gia đình hoặc bạn bè, sự mến trọng lẫn nhau, nghi lễ trong giao tiếp... Tuy nhiên, tất thảy đều thừa nhận, chẳng nụ hôn nào tuyệt vời bằng cảm xúc trào dâng khi hai người khác giới khóa môi vào nhau. Khi đó, họ yêu nhau bằng cảm xúc giới tính, có chút đam mê xác thịt, vì thế mà vị ngọt ngào của nó hơn bất kỳ kiểu hôn thông thường nào khác.

Nói vậy để hiểu, dù ở đất nước có truyền thống văn hóa khắt khe đến như thế nào thì nụ hôn vẫn tồn tại, bởi lẽ đơn giản, ai cũng cần nó. Trong thời kỳ đầu của đạo Thiên Chúa hay Hồi giáo, nụ hôn là một trong những nghi thức quan trọng - ví như hôn chân Giáo hoàng, hôn thánh tích, hôn nhẫn... Trong Thiên Chúa giáo, còn có nụ hôn Thánh (holykiss) nổi tiếng trong sử sách, văn thơ, thậm chí là điện ảnh.

Nụ hôn kiểu Pháp

Dù vậy, xung quanh nụ hôn cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười. Đầu năm 2010, một cặp tình nhân người Anh bị tòa án địa phương ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất) tiến hành xét xử vì vi phạm các điều luật về lễ giáo, bị kết án một tháng tù giam. Đầu năm 2011, Jemma Benjamin - một thiếu nữ 18 tuổi ở Anh quốc đã tử vong sau nụ hôn đầu đời vời bạn trai. Cô gái này mắc phải Hội chứng đột tử ở người lớn (SADS) nên trái tim yếu đuối đã không chống đỡ nổi cảm xúc quá lớn sau màn khóa môi với người tình.

Nụ hôn kiểu Pháp đã trở thành "thương hiệu" toàn cầu, tuy vậy không phải ai cũng hiểu hết bản chất thực sự của nụ hôn này và nghĩ rằng nó rất lãng mạn, thiêng liêng. Thực tế, nói một cách trần trụi, hôn kiểu Pháp nghĩa là bạn phải dùng lưỡi nhiều hơn môi và "tác nghiệp" sâu trong miệng người bạn tình. Không phải ai cũng dễ chịu trước kiểu hôn này, vậy nên, rất nổi tiếng nhưng nụ hôn kiểu Pháp lại không được nhiều người áp dụng. Liệu có đúng khi nói rằng, hôn là hành động tuyệt vời, dễ chịu nhất khiến người ta nghĩ rằng làm bao lâu cũng được?

Văn hóa... hôn

Theo các chuyên gia về tình dục học ở Anh quốc và Pháp, nụ hôn giới tính chỉ thực sự ngọt ngào được vài phút, sau đó sẽ là cảm giác miễn cưỡng, thậm chí khó chịu. Cảm xúc này không phải bởi 2 đối tượng chán nhau, mà đơn giản bởi yếu tố... vật lý học, sinh học. Sau một hồi khóa môi, cơ hàm, môi và lưỡi của con người bắt đầu có dấu hiệu mỏi do cử động nhiều, mùi vị của 2 đôi môi cũng nhạt nhẽo dần do đã trộn lẫn vào nhau quá lâu và trở nên vô vị. Điều này giống như bạn ăn một món tuyệt ngon, nhưng ăn mãi cũng chán do vị giác đã... chai sạn! Hơn nữa, khi người ta hôn, tầm nhìn hạn chế chỉ còn vài centimet, cứ như vậy một thời gian dài thì đôi mắt sẽ mệt mỏi. Hãy thử ngồi sát bờ tường và nhìn chằm chằm vào đó hơn 10 phút, bạn sẽ thấy vô cùng khó chịu.

Hôn là hành động thể hiện tình cảm có lẽ chỉ tồn tại ở loài người.

Bởi vậy, nếu có thi hôn, thì nó đúng là một cuộc thi đích thực. Người ta phải có sức chịu đựng khủng khiếp lắm mới "trụ" được lâu như vậy. Vài chục tiếng đồng hồ dính môi vào nhau không hề là chuyện đơn giản. Cặp đôi người Thái kể trên xứng đáng với kỷ lục Guinness và khoản tiền thưởng xấp xỉ 5.000 USD trong cuộc thi ở Pattaya với 14 cặp nam nữ tham dự. Nhưng tại một số nước châu Á, nụ hôn vô cùng thiêng liêng và cao quý. Nó chỉ dành cho 2 người tại một chốn riêng tư. Vì lẽ đó, việc hôn nhau nơi công cộng, hôn nhau tập thể là vô cùng khó chấp nhận, phản văn hóa và đi ngược lại những giá trị truyền thống.

Luôn có 2 luồng tư tưởng xung quanh vấn đề này. Những người được cho là "bảo thủ"... kịch liệt phản đối chuyện thi thố hôn hít trước đám đông cho thiên hạ xem. Những người được cho là cởi mở với văn hóa phương Tây lại hào hứng trước những "trò vui" này. Dĩ nhiên, họ muốn có một kỷ niệm ngọt ngào cho cuộc tình của mình, nhưng không loại trừ khả năng họ quá tự tin với việc sẽ... ăn đứt giải thưởng. Lẽ đơn giản là, họ chưa lường trước những điều khủng khiếp của nụ hôn vừa nhắc ở trên.

Các cuộc thi hôn trên thế giới hầu hết là tự phát và không liên quan gì đến sự bảo trợ của nhà chức trách. Văn hóa con người là thứ khó thay đổi nhất. Nếu một hành động mới du nhập không phù hợp với bản tính xã hội của đích đến thì tất yếu nảy sinh xung đột.

Theo GĐ & XH

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại