Xylitol có phải là “thần dược” ngừa sâu răng?

N. Huyền |

Những trẻ em đang trong quá trình thay răng, những bà mẹ mới sinh em bé, những người có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng, người bị sâu răng, người già bị chứng giảm tiết nước bọt nên sử dụng Xylitol.

Xylitol có phải là “thần dược” ngừa sâu răng? - Ảnh 1.

Chuyên gia Nhật Bản khuyến cáo người dân nên sử dụng thuốc hoặc kẹo có chứa Xylitol để ngừa sâu răng

Đây là khuyến cáo của Giáo sư Akira Hamura, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha khoa Nippon Tokyo (Nhật Bản) - chuyên gia hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực nha khoa với hơn 37 năm kinh nghiệm.

85% trẻ 6-8 tuổi bị sâu răng

GS.TS. Trịnh Đình Hải, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương cho biết: Hiện nay, trên 90% dân số Việt Nam có bệnh răng miệng.

Mặc dù Việt Nam đã có chương trình phòng bệnh như chương trình nha khoa học đường, chương trình nha khoa cộng đồng nhưng tỉ lệ sâu răng lứa tuổi học đường vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.

Cụ thể có trên trên 60% thiếu niên có lệch lạc răng và rối loạn khớp cắn, hàng chục ngàn trẻ em khuyết tật môi miệng cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt

Theo kết quả điều tra răng miệng gần đây cho thấy, toàn quốc có trên 60% người bị sâu răng. Trung bình 18 tuổi đã có khoảng 2,84 người bị sâu răng; 45 tuổi đã sâu 8,93 răng.

Đặc biệt tỷ lệ mất răng do sâu cũng đáng báo động.

Theo đó, 18 tuổi trung bình đã bị mất một cái răng, 45 tuổi đã mất 6,64 cái răng.

Đặc biệt, có khoảng 85% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng, mỗi trẻ trung bình có tới 6 răng sâu và phần lớn bệnh nhân mắc bệnh không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của tình trạng này được các chuyên gia chỉ ra rằng là do đa số người dân Việt Nam chỉ tìm đến bác sĩ nha khoa khi thấy răng có vấn đề (sưng tấy, đau nhức hoặc sưng lợi nặng…).

Người dân gần như chưa có ý thức đi khám răng miệng theo định kỳ vì thế tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao, đặc biệt là sâu răng.

Trong khi đó chế độ ăn và cách thức vệ sinh răng miệng của chúng ta cũng chưa hợp lý.

Người dân Việt Nam vẫn có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, hay ăn vặt lại hay "quên" không đánh răng sau ăn… là hai nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng của mọi người.

Ngoài ra, stress cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Hầu hết các bệnh về răng miệng ở những giai đoạn đầu thường tiến triển âm thầm và không đau nên rất khó phát hiện.

Đến khi sâu, viêm nặng, vết sâu sẽ lan đến tủy răng, nơi có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, nó có thể sẽ gây ra những cơn đau nhức triền miên đi khám thì đã quá muộn.

Cách nào phòng ngừa?

Giáo sư Akira Hamura, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha khoa Nippon Tokyo (Nhật Bản) - chuyên gia hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực nha khoa với hơn 37 năm kinh nghiệm cho biết: Xylitol là chất ngọt tự nhiên, có khả năng kích thích bài tiết nước bọt giúp tăng khả năng tái tạo độ pH trong miệng, qua đó tăng cường tái tạo men răng, giảm vi khuẩn và mảng bám thức ăn, ức chế sự hình thành acid gây sâu răng.

"Xylitol được tạo thành trong tự nhiên bởi công thức phân tử rất đơn giản, gồm 5 nguyên tử cacbon. Nó có thể được tìm thấy trong quả dâu tây, rau quả hay nấm…" – GS Hamura nhấn mạnh.

Theo GS Hamura thì các bác sĩ và nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tác dụng của Xylitol đối với bệnh sâu răng từ rất lâu.

Một trong những nghiên cứu đó là nghiên cứu Ylivieska II, được thực hiện tại Phần Lan, với đối tượng là mẹ và con đang trong độ tuổi bú mẹ.

Trong nghiên cứu này, người mẹ bắt đầu sử dụng kẹo cao su Xylitol khi trẻ đạt 3 tháng tuổi, và dừng lại khi trẻ đến 24 tháng tuổi.

Những đứa trẻ trong nghiên cứu sẽ không sử dụng bất cứ sản phẩm Xylitol nào. Những kết quả lâm sàng sẽ được đưa ra sau 3 năm và kết quả vi sinh là 4 năm kể từ khi người mẹ dừng sử dụng Xylitol.

"Sau khi thu thập kết quả, nghiên cứu trên cho thấy ở độ tuổi thứ 2 và thứ 6, những đứa trẻ thuộc nhóm mẹ có sử dụng Xylitol sẽ ít bị sâu răng hơn so với những nhóm khác.

Thậm chí, số lượng sâu răng ở nhóm 6 tuổi có mẹ sử dụng Xylitol thấp hơn tới 70% so với những nhóm khác.

Ngoài ra, theo những nghiên cứu khác được thực hiện năm 2003 và 2006, việc sử dụng kẹo cao su Xylitol sẽ giúp giảm quá trình truyền vi khuẩn gây sâu răng từ mẹ sang con"- GS Hamura nhấn mạnh.

Lý giải thêm tác dụng của Xylitol, GS Hamura cho biết nó làm giảm số lượng của các mảng bám trên răng, ức chế sự hình thành các phần tử kết dính, đặc biệt là tinh bột, cũng như làm giảm vi khuẩn gây sâu răng.

Các vi khuẩn và vi sinh vật khác sống trong khoang miệng cũng bớt nguy hiểm hơn. Ngoài ra, Xylitol có thể giúp tái tạo chất khoáng cho răng, làm răng trở nên chắc khỏe hơn.

Vì thế GS Hamura cho rằng những trẻ em đang trong quá trình thay răng, những bà mẹ mới sinh em bé, những người có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng, người bị sâu răng, người già bị chứng giảm tiết nước bọt nên sử dụng Xylitol.

Việc sử dụng Xylitol sẽ giúp các mảng bám trên răng dễ trôi đi hơn, tuy nhiên GS Hamura cũng lưu ý sử dụng Xylitol không thể thay thế việc đánh răng.

Để đạt được hiệu quả như mong muốn, GS Hamura cho biết người dân nên sử dụng kẹo cao su hoặc thuốc với hàm lượng Xylitol cao, sử dụng từ 1-2 viên kẹo cao su hoặc 1-3 viên thuốc Xylitol, từ 3-5 lần/ ngày.

Nhai kẹo cao su trong ít nhất 5 phút. Nên sử dụng sản phẩm Xylitol cho trẻ em trước khi quá trình thay răng diễn ra.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, nên sử dụng Xylitol kết hợp với việc đánh răng và sử dụng kem đánh răng thường xuyên, có một chế độ ăn uống hợp lý và kiểm tra răng định kì.

Xylitol được Tổ Chức Liên Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận tính năng an toàn và được chấp nhận và khuyến khích sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm tại nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới như Hoa kỳ, Canada, Liên minh Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…

Tại Nhật Bản, 98% người Nhật biết đến công dụng của Xylitol trong phòng ngừa sâu răng và sử dụng kẹo cao su chưa Xylitol thường xuyên.

Hiện và thực tế có đến 70% các sản phẩm kẹo cao su trên thị trường Nhật Bản có chứa Xylitol.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại