Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt

J |

Đằng sau những "diễn viên xiếc" tài ba là câu chuyện tàn nhẫn đến đau lòng.

Ngày còn bé, hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần được bố mẹ dẫn đi xem xiếc thú. Những con hổ nhảy qua vòng lửa, những chú gấu đi bằng 2 chân, giữ thăng bằng trên một quả bóng khổng lồ, hay chú khỉ biết tung hứng có lẽ đã trở thành một phần của tuổi thơ. 

Để đến bây giờ, đôi khi chúng ta vẫn còn mỉm cười khi nhớ đến.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 1.

Chú gấu này có thể đi trên dây một cách ngoạn mục

Đến đây, xin bạn hãy cân nhắc. Hãy ngưng đọc nếu vẫn còn muốn giữ lại cho mình những hình ảnh đẹp của tuổi thơ.

Còn nếu đọc tiếp, hãy xác định rằng bạn sẽ phải đón nhận một sự thật tàn nhẫn từ chính những gì chúng ta đã từng thích thú ngày còn bé.

Sự thật tàn khốc bên trong những rạp xiếc

Đầu tiên, cần biết rằng động vật sinh ra không tự nhiên biết diễn xiếc. Hổ là động vật hoang dã và chúng sợ lửa. Gấu có thân hình đồ sộ, khả năng giữ thăng bằng ở mức trung bình, và chẳng có lý do gì khiến chúng thích đứng bằng 2 chân cả.

Tất cả đều phải trải qua luyện tập. Và đây là cách con người biến động vật thành những diễn viên xiếc đại tài.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 2.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 3.

Phía trên là 2 hình ảnh trích trong tài liệu do Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) thực hiện tại một số rạp xiếc của Trung Quốc. Tài liệu đã tiết lộ một sự thật kinh hoàng về cách con người đối xử với động vật tàn tệ như thế nào, vì những gì diễn ra tại đây cũng đúng với rất nhiều nơi trên thế giới.

Tại rạp xiếc, người ta huấn luyện thú chỉ sau vài tháng chào đời. Những chú gấu con sẽ bị xích vào một móc treo trên tường, với độ dài chỉ vừa đủ để chúng chạm được 2 chân sau xuống đất. 

Chúng sẽ bị bắt buộc phải đứng bằng hai chân như trong nhiều giờ đồng hồ. Mệt cũng không thể nghỉ, vì nếu hạ chân xuống, chúng có thể ngạt thở mà chết.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 4.

Có nhiều cách để huấn luyện thú. Ví dụ như trong thủy cung, người ta huấn luyện cá heo bằng đồ ăn. Hay một số con thú thậm chí có thể tự học cách diễn trò, chỉ cần cho chúng chơi đùa thoải mái.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 5.

Chú gấu này được chơi với bóng từ nhỏ, nên có thể "diễn xiếc" bất kỳ lúc nào, và chú ta rất thích điều đó

Nhưng quả thật, phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất chính là đòn roi - lợi dụng nỗi sợ để chi phối những sinh vật đáng thương này.

Như trong hình dưới đây là chú gấu Doudou đang bị buộc phải trồng chuối trên một thanh sắt. Cứ mỗi lần "suýt" rơi, chú ta phải nhận một cú quất roi đau điếng.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 6.

Những loài thú hung dữ như hổ, báo, sư tử... cũng vậy. Chúng được rèn luyện để biết sợ con người ngay từ bé. Đòn roi, chúng nếm đủ.

Vậy mới có chuyện chỉ cần nghe tiếng roi da, con hổ răm rắp nhảy qua vòng lửa như không có chuyện gì xảy ra. Nỗi sợ con người lúc đó đã vượt qua bản năng sợ lửa của chúng mất rồi.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 7.

Chú sư tử con bị tách mẹ từ nhỏ, được rèn luyện để biết sợ con người

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 8.

Ngay cả với những sinh vật có "tố chất" như khỉ, ăn roi vẫn là chuyện như cơm bữa. Ví dụ như để chuẩn bị cho một tiết mục, những chú khỉ sẽ bị xích lên sừng của một con dê và buộc phải trồng chuối trên đó, trong khi con dê bắt đầu leo thang.

Mỗi lần mất thằng bằng, người huấn luyện sẽ quất cho khỉ một roi đau điếng, để lần sau không dám tái phạm nữa.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 9.

Tàn nhẫn một kiếp động vật?

Tưởng như chỉ có lúc huấn luyện là như vậy, nhưng ngay đến nơi ăn chốn ở của chúng cũng khiến nhiều người khó "cầm nước mắt".

Chỉ trừ những lúc huấn luyện, tất cả các loài thú trong rạp xiếc đều bị nhốt trong chuồng. Ăn, uống, vệ sinh, tất cả đều chỉ gói gọn trong chiếc chuồng chật hẹp.

Bạn biết đấy, động vật hoang dã vốn sống tự do tự tại, nay bị nhốt trong một không gian chật hẹp, chúng sẽ cảm thấy thế nào? Như một hệ quả tất yếu, hầu hết các con thú trong rạp xiếc đều rơi vào tình trạng căng thẳng và sợ hãi tột độ.

Những chú khỉ đập phá chuồng khi có người đến. Những chú gấu lết tấm thân đầy đau đớn vì phải đứng hàng giờ đồng hồ, vươn tay ra khỏi chuồng như để trông chờ một sự giải thoát.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 10.

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 11.

Các chuyên gia từ PETA cho biết, việc bắt gấu đứng như vậy sẽ khiến cơ thể chúng phải chịu những vấn đề như viêm khớp, thậm chí là hoại tử hoặc bại liệt.

Nhắc đến đây, có một câu hỏi cho các bạn đây. Bạn nghĩ, số phận của những con thú khi đã già cỗi hoặc mất khả năng diễn trò sẽ đi về đâu? Phải chăng, chúng sẽ được thả về với thiên nhiên?

Xiếc thú - ngành công nghiệp tàn nhẫn đến rơi nước mắt - Ảnh 12.

Ồ không đâu. Những con thú này sẽ vẫn bị giữ lại, có điều gần như không được chăm sóc nữa. Chúng sẽ bị nhốt ở những khoảng tối nhất, không được quan tâm, thậm chí bị bỏ đói cho đến chết.

Nhiều tổ chức đã vào cuộc

Vì những lo ngại về việc động vật bị đối xử không tốt, rất nhiều tổ chức và cộng đồng đề ra những quy định hà khắc đối với gánh xiếc sử dụng động vật. Tại Mỹ, nhiều thành phố thậm chí đã chính thức cấm hoạt động bất kỳ gánh xiếc nào có sử dụng động vật.

Điều này xét cho cùng cũng hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh con người đang dần xóa bỏ những hành vi ngược đãi động vật. 

Chúng ta nói không với những sản phẩm được thử nghiệm trên động vật, đưa ra điều luật phạt tiền, thậm chí phạt tù đối với những hành vi ngược đãi, giết hại thú vật. Nhờ vậy, những rạp xiếc "địa ngục" đang dần dần bị loại bỏ, số lượng sụt giảm đáng kể.

Vậy đó. Xin lỗi vì đã phá huỷ tuổi thơ của bạn. Nhưng liệu sau khi đọc xong bài viết này, bạn có muốn xem những con thú diễn xiếc mỗi khi có cơ hội nữa không? Hãy để lại bình luận nhé!

Nguồn: PETA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại